Cà Mau: đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Hội nghị sở kết công tác 6 tháng đầu năm, xây dựng phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Hội nghị sở kết công tác 6 tháng đầu năm, xây dựng phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau luôn bám sát mục tiêu tổng quát Nghị quyết Đại hội đã định hướng và được thể hiện trong từng chủ trương, chính sách cụ thể hóa Nghị quyết. Đối với 17 chỉ tiêu chủ yếu, ước đến cuối năm 2023 có 6 chỉ tiêu đạt và vượt là: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021-2023 đạt 30,3% GRDP (Nghị quyết đạt 30 - 32% GRDP); Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đến cuối năm 2023 ước đạt 6,5% (Nghị quyết 6,5%/năm); Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn mới) bình quân 3 năm (2021-2023) giảm 0,68%/năm (Nghị quyết hằng năm giảm 0,5%, đến cuối năm 2025 còn không quá 1%)… Đến năm 2025 có 15/17 chỉ tiêu đạt và vượt cả nhiệm kỳ.

Kinh tế đang phục hồi, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,38%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 69,8 triệu đồng/người/năm, tăng 37,4% so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; đến tháng 6 năm 2023, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 32,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,1%; khu vực dịch vụ chiếm 30,4% (có phụ lục kèm theo).

Công tác lập quy hoạch được thực hiện chặt chẽ; đã hoàn thành Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án, nhất là công trình, dự án trọng điểm; tập trung giải ngân vốn đầu tư công cơ bản đạt kế hoạch.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, xây dựng phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, xây dựng phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Đầu tư phát triển các ngành hàng chủ lực của tỉnh, một số ngành hàng có thương hiệu và thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng; đã hình thành một số cơ sở chăn nuôi tập trung, áp dụng công nghệ cao. Đề án nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm được xây dựng và triển khai thực hiện; các hình thức nuôi tôm hiệu quả được tổng kết, chuyển giao, nhân rộng; một số loài giống thủy sản phát triển, tăng dần số lượng, chất lượng.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về nông nghiệp đạt khá; tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 1,5 triệu tấn, bằng 46,9%; tổng sản lượng lúa đạt gần 1,4 triệu tấn, bằng 55,9% so với chỉ tiêu.

Lĩnh vực công nghiệp được tập trung vào những ngành có thế mạnh; các sản phẩm công nghiệp chủ yếu phát triển; chỉ số phát triển công nghiệp bình quân tăng 3,89%/năm. Tiềm năng năng lượng tái tạo được đầu tư khai thác bước đầu có hiệu quả. Trình cấp thẩm quyền xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xuất khẩu điện.

Tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo. Lĩnh vực thương mại điện tử phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 222 nghìn tỷ đồng, bằng 55% chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,6 tỷ USD, bằng 60% chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,7%/năm.

Kinh tế biển phát triển khá nhanh, kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, như hạ tầng giao thông đấu nối các đô thị ven biển, các dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo tránh trú bão, bến cá… được đầu tư, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả; năng lực khai thác, đánh bắt thủy sản tăng, sản lượng khai thác thủy sản hằng năm bình quân đạt khoảng 200 nghìn tấn; là tỉnh đầu tiên đề xuất lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, góp phần quản lý tốt tàu cá trong công tác phòng, chống bão và xâm phạm vùng biển các nước.

Du lịch từng bước phục hồi, tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương; đã xây dựng và phát triển một số mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả; doanh thu tăng trưởng bình quân đạt khoảng 20%.

Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng có trọng điểm, ưu tiên các công trình là “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thành Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 63 đoạn qua nội ô TP. Cà Mau; triển khai cao tốc Hậu Giang - Cà Mau; tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP. Cà Mau; đường Bờ Nam Sông Đốc, Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc,…), công tác xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước được đầu tư, hoàn thiện.

Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; chỉ đạo quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Triển khai thực hiện Đề án đổi mới và phát triển kinh tế tập thể; một số tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Tích cực hợp tác, liên kết với các địa phương; tiến hành sơ kết các chương trình phối hợp, xây dựng các chương trình phát huy lợi thế từng địa phương; tham gia xây dựng cơ chế phối hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó kiến nghị cơ chế phát huy đặc thù vùng Mũi Cà Mau.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai thực hiện đồng bộ, diện mạo nông thôn, đô thị khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên; hiện có 55/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 67,1%; có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; TP. Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đô thị TP. Cà Mau, đô thị trung tâm các huyện được quy hoạch, chỉnh trang, đầu tư khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ, thương mại phát triển.

Văn hóa - xã hội: Chất lượng giáo dục - đào tạo được duy trì; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định. Hệ thống trường học từng bước sắp xếp ổn định, tinh gọn; hiện có 353 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 70,7%.

Lĩnh vực văn hóa, thể thao hoạt động linh hoạt trong điều kiện dịch bệnh, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được đầu tư nâng cấp, một số nơi phát huy hiện quả.

Công tác đào tạo nghề đạt kế hoạch; chỉ đạo quyết liệt việc khảo sát, có kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó tập trung cho lao động ngoài tỉnh về địa phương.

Công tác giảm nghèo đạt chỉ tiêu; đến cuối năm 2022 còn 7.407 hộ nghèo, tỷ lệ 2,41% (bình quân giảm 0,8%/năm); 5.710 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,86%. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. An sinh xã hội, chăm lo cho người có công, đối tượng chính sách,… khá kịp thời, đảm bảo mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; hệ thống y tế từng bước được xây dựng hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở. Công tác y tế dự phòng được chú trọng; năng lực giám sát, dự báo, phát hiện và khống chế dịch bệnh được nâng lên, nhất là việc phòng, chống dịch COVID-19.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm ổn định. Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm đạt chỉ tiêu. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; vi phạm pháp luật, ma túy được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng luật định. Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm an toàn giao thông bảo đảm đồng bộ, quyết liệt; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, đạt nhiều kết quả quan trọng; các vụ việc, vụ án tham nhũng diện theo dõi, chỉ đạo được thực hiện chặt chẽ, đúng luật định, được đồng tình cao. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập để thực hiện đồng bộ, thống nhất

Kết quả về đạt được về công tác xây dựng Đảng

Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng chính trị tư tưởng. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các đối tượng hiệu quả. Học tập lý luận chính trị chuyển biến rõ nét; chấn chỉnh kịp thời việc tiếp thu, quán triệt các chủ trương, nghị quyết, kiên quyết chấm dứt tình trạng “làm chiếu lệ, làm lướt”, thái độ học tập của cá nhân không tốt. 

Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Tỉnh ủy; chỉ đạo kiểm tra việc xây dựng, thực hiện quy chế làm việc của các cấp ủy, nhằm sửa đổi, bổ sung, tổ chức thực hiện đảm bảo chặt chẽ. Đổi mới việc xây dựng các chương trình, nghị quyết của Tỉnh ủy theo hướng tinh gọn, giao việc cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện; quan tâm cải cách hành chính trong Đảng. Cách thức tổ chức hội, họp, chế độ giao ban, thảo luận, lồng ghép các cuộc hội, họp có cùng nội dung giữa cấp ủy, chính quyền có nhiều cải tiến.

Hội nghị học tập, quán triệt chuyên đề năm 2023 - 2024 “Văn hóa Hồ Chí Minh về học tập, lao động, làm việc” được tổ chức vào ngày 11-9-2023.

Hội nghị học tập, quán triệt chuyên đề năm 2023-2024 “Văn hóa Hồ Chí Minh về học tập, lao động, làm việc” được tổ chức vào ngày 11-9-2023.

Thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ được đấu tranh ngăn chặn kiên quyết, kiên trì. Vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ chủ chốt các cấp được phát huy khá tốt.

Công tác đào tạo, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và phân công cán bộ được thực hiện chặt chẽ. Hoàn thành quy hoạch, rà soát quy hoạch cán bộ cấp tỉnh, các địa phương, cơ quan, đơn vị và rà soát, thẩm định, xét đề nghị công nhận, tuyển dụng lại, tuyển dụng mới cán bộ, công chức, viên chức khối đảng, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Tổ chức cơ sở đảng được củng cố, kiện toàn gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy từng bước nâng lên; nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên có đổi mới, từng bước đi vào thực chất hơn. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được thực hiện chặt chẽ, khách quan. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ theo quy định.

Công tác phát triển đảng viên chú trọng về chất lượng, trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị. Kết nạp mới 2.665 đảng viên, đạt 53,3% chỉ tiêu Nghị quyết (năm 2021, kết nạp 1.041/1.000 đảng viên, đạt 104% chỉ tiêu giao; năm 2022 kết nạp 1.038/1.000 đảng viên, đạt 103,8% chỉ tiêu giao; kết nạp 11 đảng viên là học sinh, 12 sinh viên và 24 người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; kết nạp lại 2 đảng viên). Chuyển giao tổ chức cơ sở đảng và đảng viên của các đảng bộ ngân hàng cho Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương quản lý theo quy định.

Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp chủ động cụ thể hóa và triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa và từng năm, tập trung những lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực, những vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm. Xử lý kịp thời tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo được các cấp ủy thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.                            

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất