Sinh ra ở một miền quê nghèo khó của xứ Nghệ, Hồ Xuân Vinh (sinh năm 1987, hiện là Phó Giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu) đã chứng kiến nhiều chật vật trong cuộc sống mưu sinh của nhiều gia đình nông dân quê anh. Bởi vậy, anh đã nung nấu ý định sáng chế ra những máy móc đem lại lợi ích kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường. Với hơn 30 sáng chế vì cộng đồng, anh đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, như: Giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc năm 2021, giải thưởng Quả cầu vàng năm 2021 ở lĩnh vực công nghệ môi trường và đặc biệt là danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2021.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông, hưởng nước ngọt phù sa ngã 3 sông (sông Hóa, sông Luộc và sông Thái Bình), cô gái trẻ Cao Thị Hằng đã sớm ý thức được những tiềm năng lợi thế của quê hương Thắng Thủy (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì thế, chị đã nỗ lực, phấn đấu để làm giàu trên quê hương.
May mắn trong cuộc đời của đồng chí Lê Đình Bộ (sinh năm 1931) nguyên Bí thư Đảng ủy xã Văn Phú, huyện Thường Tín, TP Hà Nội là đã có đến 5 lần được gặp Bác Hồ. Mỗi lần gặp là một bài học sâu sắc về đạo đức cách mạng, đạo đức người cán bộ, đảng viên Bác căn dặn với toàn Đảng mà đồng chí luôn khắc cốt ghi tâm từ thời còn công tác đến nay khi đã nghỉ hưu hơn 40 năm.
Đó là Trung tá, cựu chiến binh, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn tên lửa 263 Nguyễn Văn Tích, năm nay đã 92 tuổi - một chỉ huy tên lửa xuất sắc bắn hạ nhiều pháo đài bay B52 và máy bay không người lái góp phần làm rạng danh bộ đội tên lửa anh hùng. Tôi gặp lại ông vào những ngày chuẩn bị kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng đúng vào dịp ông 70 năm tuổi đảng.
Cuối tháng 7-2020, tôi được đến với huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) và tình cờ gặp Trạm trưởng Trạm Khí tượng hải văn Cồn Cỏ Nguyễn Đình Nghị. Được nghe đồng chí kể về những thời khắc “giằng co” với bão, một cuộc “giằng co” vô cùng khốc liệt khi mà ranh giới giữa sự sống với cái chết quá đỗi mong manh thì mới thấy công việc của người làm khí tượng hải văn ngoài đảo nguy hiểm nhường nào.
Tình nguyện về công tác ở xã đảo xa nhất của TP. Hồ Chí Minh, luôn nằm chênh vênh ngoài biển, cách biệt với đất liền gần 1 giờ đi tàu đò, bác sĩ Luân Thanh Trường hơn 12 năm nay vẫn vượt qua vô vàn khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và ngày càng được người dân trên đảo tin yêu, quý mến.
Đồng chí Đoàn Văn Ánh, Bí thư chi bộ, đại biểu HĐND phường, Tổ trưởng dân phố 32 phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng được biết đến với tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng phục vụ công việc chung, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
“Việc xung phong tình nguyện vào nơi nguy hiểm, vất vả, có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào cũng như việc phải xa gia đình trong một thời gian dài không còn là những lo lắng, bởi khi đã lựa chọn nghiệp “cứu người” thì y, bác sỹ và cả những người thân đều đã xác định cho mình một tâm lý phải thật vững trong mọi hoàn cảnh”. Đó là chia sẻ của Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Duy Cường (ảnh dưới), Phó Trưởng Khoa Nội hô hấp - Bệnh viện Thống Nhất, một trong số những cán bộ, đảng viên tình nguyện xung phong tham gia vào công tác phòng, chống dịch và luôn sẵn sàng lên đường khi Đảng ủy, Ban Giám đốc có lệnh điều động.
Có lần, một đồng nghiệp trẻ hỏi tôi: “Viết về Đảng khó lắm phải không anh? Viết cho đúng đã khó, mà viết thế nào cho hay lại càng khó hơn”.