Mấy góp ý về sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở hội trường, phòng họp

Hằng ngày xem trên truyền hình, đọc trên các báo hay đi dự hội nghị ở một số cơ quan, tôi thấy các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội và Công an (các cấp ở Trung ương) việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hội trường, phòng họp đều rất chuẩn mực, trang nghiêm theo đúng Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992. Tuy nhiên, gần đây ở nhiều tỉnh, thành, hội, đoàn thể, cả cơ quan báo chí địa phương sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một số hội trường, phòng họp… chưa đúng, chưa được trang nghiêm do chưa thực hiện đầy đủ Thông báo số 31-TB ngày 15-2-1993 của Chính phủ về việc treo cờ Quốc kỳ, chào cờ và hát Quốc ca và Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 2-10-2012 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Diễn đàn khoa học sôi nổi

Chiều 26-3-2021, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Câu lạc bộ Khoa học của Ban đã tổ chức sinh hoạt khoa học chuyên đề “Xây dựng Chính phủ điện tử trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều kiện cầm quyền và nhận diện những nguy cơ để tự chỉnh đốn, đổi mới

Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam đã trải qua hơn 90 năm tồn tại và phát triển, từ lãnh đạo cách mạng trong điều kiện hoạt động bất hợp pháp đến khi trở thành đảng cầm quyền, từ cầm quyền khi có nhiều đảng phái khác tham chính đến khi trở thành một đảng duy nhất hợp pháp hoạt động, từ cầm quyền trên nửa nước đến cầm quyền trong cả nước, từ lãnh đạo kháng chiến chống đế quốc, thực dân là chủ yếu đến lãnh đạo xây dựng đất nước trong hòa bình, Đảng ta là một đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cũng là một đảng cầm quyền trong những hoàn cảnh rất khác nhau, rất phức tạp. Sự lãnh đạo của Đảng đã phải thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của nhiệm vụ cách mạng, của tình hình trong và ngoài nước. Trong hoàn cảnh nào, vai trò lãnh đạo của Đảng được nhân dân thừa nhận, cùng với năng lực vượt lên chính mình là yêu cầu tiên quyết để khẳng định và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng.

Kỳ 3: Giữ trọn lời thề

Mỗi chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều đã được dạy về truyền thống, đạo lý, văn hóa của nhân loại, của dân tộc Việt Nam. Đã hứa, đã thề là phải làm bởi đó là phẩm chất, đạo đức của con người. Trở thành cán bộ, đảng viên, chúng ta còn có lời thề thiêng liêng của người đảng viên khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, lời hứa khi được giao giữ các chức vụ nguyện suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân, đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, dân tộc. Làm sao để tự thân cán bộ, đảng viên trân trọng lời hứa, lời thề, nêu gương hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đó là điều căn cốt để phòng, tránh được những sai phạm trong công việc, để lòng dân yên, tin và theo Đảng.

Kỳ 2: Cấp ủy, người đứng đầu ở đâu khi để xảy ra sai phạm?

Sai phạm cố ý trong công tác tuyển dụng cán bộ có thể coi là một hình thức biến tướng của “tham nhũng quyền lực”, một hình thức “chạy” trong công tác cán bộ. Những sai phạm rõ ràng, hiển hiện, nếu không được người dân, báo chí phản ánh thì liệu các cơ quan chức năng có nắm được và giải quyết như vậy không? Sự vào cuộc quyết liệt, nhanh chóng của các cơ quan chức năng đã cho thấy “đầu xuôi, đuôi lọt” không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng, cấp ủy, người đứng đầu những đơn vị, địa phương xảy ra tình trạng này ở đâu, đã làm tròn vai chưa là vấn đề người dân đang đợi câu trả lời.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Mới nhất

Xem nhiều nhất