Rèn luyện đạo đức cán bộ lãnh đạo ở Lào trong điều kiện kinh tế thị trường
Đạo đức cách mạng là một tiêu chuẩn của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ lãnh đạo phải có đạo đức, nếu không có đạo đức, chỉ có năng lực giỏi bao nhiêu cũng không lãnh đạo được quần chúng. Người chỉ rõ: Đạo đức là kết hợp giữa giá trị cao đẹp của văn minh của dân tộc và nhân loại, là phấn đấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn, lãnh tụ kính yêu của nhân dân Lào đã căn dặn: Cán bộ thiếu đạo đức, thiếu năng lực và không có lý tưởng cách mạng, thì dù có năng lực bao nhiêu cũng sẽ không có ích cho xã hội và Tổ quốc.

Đảng Nhân dân Cách mạnh Lào chỉ làm tròn nhiệm vụ và xứng đáng với vai trò đội tiên phong khi Đảng xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên có nhận thức và năng lực, có đạo đức cách mạng. Đó là những cán bộ có phương pháp lãnh đạo, trách nhiệm cao với nhiệm vụ, không tham lam, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, kiên định, thuỷ chung trong sáng với lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Đó là những cán bộ cần cù, tiết kiệm, khiêm tốn, có chỉ tiến thủ, chịu khó nghiên cứu, học tập để nâng cao nhận thức, không ngừng vươn lên, dám nghĩ, dám làm, tự chịu trách nhiệm trong công việc. Đó là những cán bộ không tham nhũng, cục bộ, không coi lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích tập thể và Tổ quốc.

Trong điều kiện đất nước Lào đang thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác với bạn bè quốc tế để thu hút vốn đầu tư, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhân tố quan trọng quyết định là cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị các cấp, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chính sách của Đảng mọi lĩnh vực. Cán bộ lãnh đạo phải quan tâm rèn luyện đạo đức đi đôi với việc nâng cao nhận thức, năng lực đáp ứng yêu cầu  nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là vốn quý của Đảng. Công việc thành, bại là do cán bộ tốt hay kém. Đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có, phải cố gắng phấn đấu và rèn luyện như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải phấn đấu rèn luyện đạo đức cách mạng để không ngừng vươn lên.

Trong những năm qua, ở Lào có một số cán bộ lãnh đạo phẩm chất chính trị chưa vững vàng, quan điểm, lập trường giai cấp không rõ ràng, chạy theo lợi ích cá nhân, xa rời quần chúng, lãng phí, không dám phê bình nhau trong sinh hoạt… suy thoái đạo đức cách mạng và phẩm chất chính trị, không gương mẫu, bị dư luận xã hội phê phán.

Hiện tượng trên tác động xấu đến vai trò lãnh đạo của Đảng, mất lòng tin của quần chúng. Nguyên nhân là do:

- Nhiều tổ chức đảng trong hệ thống chính trị các cấp coi nhẹ việc quản lý, giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng.

- Coi nhẹ việc phê bình và tự phê bình xây dựng trong sinh hoạt đảng, chưa mở rộng dân chủ, còn chung chung không sát thực tế. Còn nể nang, hình thức. Thực hiện chưa đúng về quản lý, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ.

- Tác động tiêu cực trực tiếp của mặt trái kinh tế thị trường tới nhiệm vụ và đời sống của cán bộ đảng viên.

- Do tác động của chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch…

- Hệ thống chính sách, quản lý cán bộ còn có kẽ hở. Nhiều nơi chưa thực hiện đúng các chính sách và chưa thật sự công bằng trong tuyển chọn, quản lý, sử dụng cán bộ.

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chiến lược của Đảng đề ra, cán bộ lãnh đạo các cấp phải rèn luyện đạo đức cách mạng ngày càng vững mạnh, cần thực hiện một số giải pháp sau:

1. Quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hệ thống, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp uỷ. Phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện.

2. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ. Mở rộng dân chủ trong trong sinh hoạt đảng, phê bình và tự phê bình, cùng nhau tiến bộ, sửa chữa khuyết điểm mỗi đảng viên. Trước hết là cán bộ lãnh đạo, người có trọng trách cao phải gương mẫu để quần chúng noi theo.

3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ các cấp. Phân công nhiệm vụ đảng viên, cấp uỷ viên rõ ràng và sát thực tế. Đồng thời theo dõi kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ đã được giao. Quản lý chặt cán bộ đảng viên nói chung, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp các ngành.

4. Mỗi cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp phải có kế hoạch phấn đấu rèn luyện, thực hiện nguyên tắc sinh hoạt đảng nghiêm minh, dám phê bình và tự phê bình, cùng nhau tiến bộ, quan tâm đến tình đoàn kết trong đảng vững bền để trở thành khối đại đoàn kết, làm tròn nhiệm vụ Đảng giao. Tự phấn đấu nghiên cứu học tập để nâng cao nhận thức, năng lực đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

5. Thực hiện chính sách công bằng, khen thưởng kịp thời cán bộ lãnh đạo có thành tích, kỷ luật thích đáng cán bộ vi phạm quy định của Đảng, pháp luật nhà nước.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất