Làm chủ “sức mạnh mềm” nhân quyền: Việt Nam tự tin tiến vào "sân chơi lớn”

Võ Mạnh Hùng - Phạm Thanh Trà Báo VietnamPlus/ TTXVN

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định bảo đảm, thúc đẩy quyền con người là chủ trương xuyên suốt; trong đó nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người dân theo đạo Tin lành ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)

 

LTS: Sau 36 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu nổi bật. Khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, ý chí tự lực, tự cường luôn là “sức mạnh nội sinh” cho đất nước vững tiến đi lên, cũng như đạt được nhiều thành tựu kinh tế vô cùng ấn tượng trong công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy vậy, trên chặng đường đổi mới của nước ta, các lực lượng phản động, thù địch vẫn thường xuyên dùng các luận điệu “phản biện xã hội,” đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền,” xây dựng “xã hội dân sự”, lợi dụng vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, nhất là các hoạt động lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do internet… để xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; từ đó kích động tư tưởng, thái độ thù địch, bôi nhọ hình ảnh, uy tín đất nước ta.

Đáng chú ý, do sự khác biệt về bản chất và ý thức hệ giữa chế độ chính trị của Việt Nam với các nước tư bản, phương tây nên vấn đề dân chủ, nhân quyền luôn là nội dung “đấu tranh” thường xuyên, lâu dài, bởi đây là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị thường lợi dụng, bóp méo để nói xấu chế độ, kích động chống phá Việt Nam cũng như chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trước những mưa đồ, thủ đoạn chống phá trên, trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động tăng cường sự tham gia nhiều hơn vào cơ chế về quyền con người của Liên Hợp quốc; trong đó Đảng và Nhà nước ta luôn xác định bảo đảm, thúc đẩy quyền con người là chủ trương xuyên suốt.

Gần đây, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu...”.

Mặt khác, Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã nâng cao nền tảng nhận thức cho các cán bộ từ Trung ương tới các cấp cơ sở về vấn đề nhân quyền, qua đó đảm bảo “sức mạnh mềm” để vững tin tham gia vào “luật chơi” toàn cầu - thực hiện nghĩa vụ pháp lý của quốc gia thành viên đối với các công ước quốc tế về quyền con người; chủ động hội nhập sâu rộng, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Để rõ hơn về vấn đề trên, mời bạn đọc đón đọc loạt bài Làm chủ “sức mạnh mềm” nhân quyền: Việt Nam tự tin vào “sân chơi lớn”.

Bài 1: Nhận diện “bóng ma” tà đạo “bóp méo” nhân quyền, chống phá Việt Nam

Lẩn trong “bóng ma đen tối” của tà đạo - hiện tượng đội lốt tôn giáo cùng thông tin sai trái độc hại trên in-tơ-net, nhiều năm qua, các thế lực thù địch, tổ chức người Mông lưu vong, phần tử Fulro chống phá nhà nước đã tăng cường các hoạt động kích động, tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc.

Trước sự càn quét của “virus” tà đạo, tại một số khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã nổi lên các hoạt động chống phá như: Lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số thành lập “vương quốc Mông” hay “nhà nước Mông” ở các tỉnh biên giới phía Bắc; âm mưu thành lập “nhà nước Đề Ga” tại khu vực Tây Nguyên.

Tất cả các mưu đồ, hoạt động tuyên truyền, kích động chống phá nêu trên đều nhằm tới mục tiêu: Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta.

“Virus” tà đạo lừa phỉnh đồng bào, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc

Giữa tháng 8-2022, trong quá trình đi thực tế tìm hiểu về công tác nhân quyền tại các tỉnh miền núi, phóng viên VietnamPlus nhận được thông tin từ Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ cho biết các luận điệu “bóp méo” nhân quyền nhằm chống phá Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc thời gian qua vẫn đang diễn biến phức tạp.

Đáng chú ý, tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu đã từng xuất hiện các hoạt động lôi kéo đồng bào thành lập “nhà nước Mông” thông qua hệ phái tôn giáo trái pháp luật (tà đạo) với hình thức biến tướng, bản chất là mê tín dị đoan, hoang đường, xuyên tạc các nội dung trong Kinh thánh để chống phá đất nước như: “Giê Sùa” và “Bà Cô Dợ” - đây là những loại tà đạo có nguồn gốc từ người Mông sinh sống ở Mỹ.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, vấn đề lợi dụng hiện tượng lạ đội lốt tôn giáo để tuyên truyền, thành lập cái gọi là “nhà nước Mông” bắt đầu manh nha xuất hiện tại huyện Mường Nhé từ những năm 2003, 2004; sau đó lan rộng sang khu vực huyện Mường Tè trong thời gian gần đây.

Cao điểm nhất là năm 2011, một số đối tượng chủ trương lợi dụng mê tín dị đoan, thần quyền để cầu nguyện đã tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp, kêu gọi, tập hợp lực lượng, tổ chức đón “vua Mông,” lập “vương quốc Mông”. Do ảnh hưởng của các luận điệu trên, những ngày đầu tháng 5-2011 đã có nhiều người Mông gồm cả thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em từ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông mang theo chăn, màn, quần áo, tư trang, lương thực, nước uống, xăng dầu, theo đường mòn, men các sườn núi kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè để tụ tập “xưng vua” - lập “vương quốc Mông”.

Thực tế, tư tưởng ly khai, tự trị được các đối tượng phản động trong cộng đồng dân tộc Mông ở nước ngoài tuyên truyền vào địa bàn thông qua một số đối tượng cốt cán tìm cách vận động, tập hợp lực lượng trong người Mông.

Sau năm 2011, mặc dù lực lượng chức năng các tỉnh đã đẩy mạnh ngăn chặn, xử lý nhiều đối tượng cầm đầu; tích cực gặp gỡ, vận động, củng cố địa bàn, song những hoạt động lôi kéo thành lập cái gọi là “nhà nước Mông” vẫn chưa được giải quyết triệt để và có biểu hiện diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây.

Đáng chú ý, từ đầu năm 2020, một số đối tượng do chưa từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn ảo tưởng sẽ được Chúa giúp đỡ thành lập nhà nước riêng của người Mông nên đã móc nối với tổ chức ở nước ngoài và một số đối tượng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu tập trung về huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) để bàn bạc, thống nhất... Sau đó, gần 400 người đã tụ tập tại địa danh Ao Rồng thuộc địa bàn xã Tà Tổng (huyện Mường Tè, Lai Châu) để thực hiện “Lễ công bố thành lập nhà nước Mông”.

Để thực hiện mưu đồ trên, các đối tượng tung ra những luận điệu tuyên truyền mang tính chất hoang đường, lợi dụng mê tín dị đoan như: “Sắp có họa lớn” hay “sắp đến ngày tận thế” để lôi kéo, mị dân, làm cho đồng bào vừa hoang mang, lo sợ, vừa hy vọng vào sự xuất hiện của một vị cứu tinh, thoát kiếp nghèo khó.

Ngoài ra, để dễ tạo niềm tin, các đối tượng chống phá đã triệt để lợi dụng tôn giáo, thông qua việc tuyên truyền “Vua của người Mông sẽ cứu giúp người Mông, đưa người Mông đến chỗ sung sướng, có cuộc sống no đủ”. Hầu hết người dân tham gia các hoạt động có màu sắc tôn giáo kiểu tà đạo đều tin một cách mê muội vào chúa trời và tin rằng mọi thứ trên đời đều do chúa sắp đặt.

Cứ thế, “virus” tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ như “nấm mốc” đã lan vào nhiều khu vực cộng đồng người Mông sinh sống; tạo ra tư tưởng lệch lạc nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; phủ nhận những chủ trương, chính sách chăm lo cho đời sống đồng bào mà Đảng và Nhà nước đang kiên trì, quyết tâm thực hiện nhiều năm qua.

“Dòng tiền đen” huyễn hoặc “nuôi” mưu đồ chống phá

Cổ vũ cho tư tưởng ly khai, tự trị, chia rẽ đồng bào trên, nhiều năm nay, một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thường xuyên tài trợ tài chính để các hiện tượng mang màu sắc tôn giáo (đạo lạ) hoạt động với mục đích chính là xuyên tạc, kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông tham gia vào công cuộc chống phá.

Thông tin từ cơ quan điều tra cho thấy chỉ riêng các hoạt động lôi kéo bởi tà đạo “Bà Cô Dợ” do Vừ Thị Dợ (người Mông, đang sinh sống tại Mỹ) tự lập ra, trong nhiều năm, thông qua hệ thống ngân hàng, đối tượng này cùng “cộng sự” ở Mỹ đã hơn 20 lần gửi tiền, với tổng số tiền trên 600 triệu đồng cho những đối tượng cầm đầu ở huyện Mường Nhé để tuyên truyền, lôi kéo người Mông tham gia.

Bị huyễn hoặc bởi “dòng tiền đen” cùng những lời hứa hẹn về một tương lai sẽ có cuộc sống no đủ, thậm chí “không làm thì cũng có ăn” từ các đối tượng phản động, nhiều người Mông đã tin nghe, hoặc vì lợi ích vật chất trước mắt mà làm theo.

Song, thực tế các hoạt động trên chỉ nhằm hướng đến mục đích chống phá, bởi sự thật hiện hữu là “ngày tận thế” không đến, trời đất không sụp đổ, cũng chẳng có “ông vua” hay “đấng cứu thế” nào là người Mông có quyền năng để đưa người dân tới nơi được gọi là “miền đất hứa” như những lời lừa phỉnh huyễn hoặc.

Thay vào đó, rất nhiều đối tượng cầm đầu thực hiện âm mưu, thủ đoạn, ảo vọng thành lập “nhà nước Mông” đã bị bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Và, sự thật cũng chỉ có công an, bộ đội, cán bộ chính quyền, đoàn thể đến giúp đỡ đồng bào về nhà bằng tất cả trách nhiệm, sự sẻ chia. Đó là minh chứng vạch trần luận điệu xuyên tạc, chống phá của các đối tượng phản động.

Chính Sùng Vả Lình (một trong số hàng trăm người từng tham gia hoạt động lập “nhà nước Mông”) ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè - trong cuộc trải lòng với phóng viên cũng đã khẳng định quá khứ lầm lỗi của mình và các thành viên trong gia đình, là do bị các đối tượng xấu lôi kéo theo tà đạo; bị huyễn hoặc bởi đồng tiền cũng như những hứa hẹn sẽ mang lại một tương lai “không làm cũng có ăn”.

“Đến lúc bị bắt, được các cán bộ giải thích, tôi đã hiểu thực tế là không thể có ‘nhà nước Mông”. Việc tham gia hoạt động trên chỉ là nhằm làm mất hình ảnh đất nước, làm cho gia đình và người dân thêm khổ hơn thôi!” Sùng Vả Lình chia sẻ.

Trước đó, tà đạo “Hà Mòn” hay còn gọi là “Đạo Gyin” cũng đã xuất hiện tại khu vực tỉnh Kon Tum từ cuối năm 1999, sau đó lan sang các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk - do Y Gyin (sinh năm 1942, người dân tộc Ba Na Rơn gao, trú ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) tự dựng lên một câu chuyện để lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin.

Đó là việc Y Gyin đã trông thấy Đức mẹ Maria hiện ra chói lọi trên nóc nhà, Đức mẹ đã lựa chọn Y Gyin để phán truyền xứ điệp cho loài người rằng: Trái Đất này sẽ có ngày tận thế, ai tâm niệm theo Đức mẹ thì linh hồn sẽ được lên thiên đường, còn không sẽ bị xuống địa ngục với muôn vàn đau đớn vì quỷ quái hành hạ. Từ câu chuyện bịa đặt đó, Y Gyin cùng một số phần tử Fulro đã tung ra các luận điệu sai trái, bịa đặt hết sức phản động nhằm lôi kéo, kích động giáo dân Công giáo từ bỏ đạo chính thống của mình, từ bỏ nhà thờ để đi theo tà đạo của chúng.

Nguy hiểm hơn, các phần tử Fulro đã lợi dụng tà đạo Hà Mòn để tập hợp lực lượng, gây mất ổn định về an ninh ở một số địa bàn, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Thực tế, “Hà Mòn” là một tổ chức hoạt động phi pháp, tà đạo, lợi dụng ảnh hưởng của tôn giáo để lôi kéo người dân chống phá chính quyền, phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân, đi ngược lại với chính sách, pháp luật của Nhà nước, trái với tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

“Luồng gió độc” càn quét vào lỗ hổng “tự do in-tơ-nét”

Nói về thực trạng nhức nhối trên, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) Đinh Tiến Dũng cho biết ngày nay, lĩnh vực in-tơ-net đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực như thúc đẩy sự phát triển xã hội, những tác động tiêu cực của hàng loạt thông tin sai trái, độc hại trên in-tơ-net cũng đang gia tăng phức tạp.

Mặt trái của tự do Internet. (Nguồn: Vnews)


Trên thực tế, lợi dụng chính sách khuyến khích người dân tham gia “không gian mở” trên in-tơ-net để khai thác, chia sẻ thông tin, hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch, phản động đã triệt để lợi dụng không gian mạng đăng, phát nội dung không được phép, các thông tin độc hại, sai sự thật để tiến hành các hoạt động chống phá.

Đơn cử như vụ việc thành lập “nhà nước Mông” nêu trên, Thượng tá Lù Văn Hoàn, Trưởng Công an huyện Mường Tè cho biết mưu đồ thành lập “nhà nước Mông” xuất phát từ những biểu hiện của tà đạo “Bà Cô Dợ” do Vừ Thị Dợ lập ra.

Theo đó, để thực hiện mưu đồ trên, Vừ Thị Dợ đã lợi dụng quyền tự do in-tơ-net, không gian mạng để đăng tải, tán phát nhiều đoạn video clip tuyên truyền trên mạng xã hội Youtube.com, để lôi kéo mọi người tin theo nhằm lập nhà nước riêng của người Mông. Thậm chí, một số đối tượng cầm đầu, cốt cán theo tà đạo “Bà Cô Dợ” ở Mỹ còn sử dụng ứng dụng Zoom - tạo phòng họp trực tuyến để tuyên truyền.

Do bị ảnh hưởng bởi các luận điệu tuyên truyền, ngoài các đối tượng đã trực tiếp liên hệ và xem các video của đối tượng Vừ Thị Dợ quay phát trực tiếp, tạo phòng Zoom trên mạng vào ban đêm, qua theo dõi phòng Zoom nói trên, cơ quan an ninh đã phát hiện mỗi buổi có khoảng hơn 100 người Mông ở một số nước tham gia, trong đó có Mỹ, Pháp, Lào và các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk…

Theo ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), tin tức giả mạo xuất phát từ hoạt động của các tà đạo không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

Đáng chú ý, theo ông Dũng, các hoạt động phá hoại tư tưởng chủ yếu được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng in-tơ-net, tập trung vào các thời điểm trước và trong khi diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.

Trong các vụ án được cơ quan chức năng triệt phá thời gian qua, có thể thấy phương thức hoạt động của các hội nhóm phản động hết sức tinh vi nên lôi kéo được khá đông số đối tượng tham gia. Số cầm đầu phản động lưu vong ở nước ngoài đã móc nối với số phần tử phản động trong nước thông qua các phần mềm mang tính bảo mật cao để liên lạc, phân công, giao nhiệm vụ, nhận sự chỉ đạo và kinh phí để tổ chức các hoạt động chống đối. Các hình thức hội họp, đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động đều được thực hiện qua các phần mềm này.

Cùng với đó là thành lập hội nhóm “kín” hoạt động công khai trên các mạng xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Cứ hội nhóm này bị các lực lượng chức năng đấu tranh, phá rã thì hàng chục hội nhóm “kín” khác trên không gian mạng tiếp tục được thành lập, tạo thành một mạng lưới làm nhiễu loạn thông tin trong cộng đồng mạng. Thành phần tham gia các hội nhóm “kín” phần lớn là đối tượng chống đối mới, tư tưởng lệch lạc hoặc đang có những vấn đề bất mãn xã hội.

Bên cạnh đó, thông qua không gian mạng, các hội nhóm phản động đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng, phương thức tập hợp lực lượng tham gia chống phá qua các bài viết được đăng tải trên các mạng xã hội và thực địa ở một số địa phương... Từ đó, chúng tiêm nhiễm vào người dân các tư tưởng chống đối cực đoan; thực hiện các hoạt động phá hoại, bạo loạn, khủng bố nhằm mục tiêu xóa bỏ chế độ ta.

Bài 2: Cảm hóa, yên dân: Nền tảng để đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc

Nhờ làm tốt công tác dân vận, cảm hóa, yên dân nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn các tỉnh biên giới của Việt Nam đã được đảm bảo, người dân một lòng tin theo Đảng, xây dựng xã, bản giàu mạnh.

Cán bộ công an xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trò chuyện với người dân trên địa bàn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Với chính sách nhất quán khi xem “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu” - thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác nhân quyền, tôn giáo; đặc biệt là đẩy mạnh tuyên tuyền, “cảm hóa, yên dân” để ngăn chặn các hoạt động chống phá đất nước.

Răn đe, cảm hóa “dập tắt” các luận điệu chống phá

Ghi nhận của phóng viên VietnamPLus tại Lai Châu - nơi từng là “điểm nóng” về hoạt động tôn giáo, nhất là sự xuất hiện của tà đạo “Giê Sùa” hay “Bà Cô Dợ” để xuyên tạc kinh thánh, tuyên truyền các luận điệu “bóp méo” nhân quyền, nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, cho thấy nhờ làm tốt công tác dân vận, cảm hóa, yên dân nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh biên giới này đã được đảm bảo.

Khác với những đoạn đường lầy lội, sạt lở bởi mưa rừng được các báo, đài đăng tải từ vài năm trước, các ngả đường từ TP. Lai Châu đến các xã của huyện biên giới Mường Tè hiện đều đã được trải nhựa, làm ta-luy kiên cố, xung quanh là những làng bản kiểu mẫu đang ngày một đổi thay. Khó ai có thể nghĩ rằng mới cách đây 2 năm, nơi đây lại là một điểm “nóng” về an ninh trật tự khi hàng trăm người dân nghe theo lời kẻ xấu, tham gia thành lập cái gọi là “nhà nước Mông.”

Trong câu chuyện với chúng tôi, Thượng tá Lù Văn Hoàn, Trưởng Công an huyện Mường Tè cho biết trên địa bàn huyện có 11 dân tộc cùng chung sống, bao năm qua các dân tộc luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau. Thế nhưng, từ đầu năm 2020, do chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi các đối tượng xấu theo tà đạo “Bà Cô Dợ” lôi kéo, kích động, một bộ phận người dân theo đạo Tin Lành (chủ yếu là người dân tộc Mông) ở xã Tà Tổng đã tụ tập nhau lại để tham gia hoạt động thành lập “nhà nước riêng”.

Trước tình hình đó, Công an tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an huyện Mường Tè, tập trung triển khai các biện pháp nắm chắc tình hình, xác minh, làm rõ các đối tượng liên quan, qua đó tổ chức giải tán đám đông. Rất nhiều đối tượng sau khi được cán bộ tuyên truyền, vận động và cảm nhận rõ sự vất vả, khó khăn khi bỏ nhà cửa theo kẻ xấu đã quay về nhà. Trong vụ việc gây rối trật tự này, lực lượng chức năng đã bắt giữ 54 đối tượng chính để khai thác, làm rõ. Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra đã đưa ra truy tố, xét xử 14 đối tượng.

Với các đối tượng còn lại được đưa về địa phương, Công an huyện Mường Tè đã tham mưu cho thường trực huyện ủy, HĐND, UBND chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân không tin, không theo luận điệu của các đối tượng xấu lôi kéo liên quan đến tư tưởng ly khai tự trị. Riêng lực lượng công an thì tập trung vào công tác răn đe, giáo dục các đối tượng bị ảnh hưởng để cảm hóa, đảm bảo an toàn trật tự.

Nói thêm về cách giải quyết vụ việc trên, Thượng tá Hoàn cho hay: “Trong việc đấu tranh bằng lý trí để dập tắt các mưu đồ, luận điệu của kẻ xấu, điều quan trọng nhất mà chúng tôi xác định là ‘phải lấy được lòng dân, tuyệt đối không đẩy dân ra xa”. Do đó, việc các cán bộ chủ động tiếp cận, gần gũi với dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân theo phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” với người dân là rất quan trọng. Đó cũng là cách để hiểu và từng bước cảm hóa, tuyên truyền, giúp nhân dân không tái mắc phải sai lầm”.

Sau sự vụ trên, Ban Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cũng đã báo cáo, xin ý kiến, chủ trương của Bộ Công an, đề xuất bộ hỗ trợ kinh phí để giúp người dân, nhất là các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn củng cố về nhà ở. Trên cơ sở đó, huyện Mường Tè đã tổ chức triển khai xây dựng hơn 1.000 ngôi nhà cho người dân nghèo và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc để khích lệ tinh thần cũng như cải thiện cuộc sống.

Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự

Cùng với việc răn đe, cảm hóa, thời gian qua, lực lượng Công an tỉnh Lai Châu cùng với các cơ quan, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền trên địa bàn, nhất là các huyện Mường Tè, Phong Thổ cũng làm tốt công tác vận động quần chúng, phối hợp với những người có uy tín, trưởng bản, trưởng dòng họ, trưởng điểm nhóm, chức sắc tham gia vào công cuộc bảo vệ an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số.

Trên tinh thần đó, thông qua các buổi các buổi họp bàn, hội nghị, tiếp xúc, lực lượng công an và và cấp ủy, chính quyền địa phương đã tranh thủ phổ biến cho các quần chúng tốt, trưởng bản, trưởng dòng họ, trưởng điểm nhóm, chức sắc, người có uy tín về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nhất là chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và bảo vệ môi trường; phổ biến về việc nhận diện các âm mưu “diễn biến hòa bình,” lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” và “dân tộc, tôn giáo” của các thế lực thù địch.

Cùng với đó, lượng công an và và cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chủ động trong việc phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh, kỹ năng hòa giải, phòng chống các loại tội phạm… đồng thời tuyên truyền, cung cấp thông tin cần thiết về tình hình thời sự chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế; qua đó khơi dậy lòng tự hào và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Đây cũng là động lực để các trưởng bản, trưởng dòng họ, chức sắc, người có uy tín tích cực tham gia vận động người thân, gia đình, bản làng chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin, không nghe theo các luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, không tham gia vào hoạt động lập “nhà nước Mông”; tuyên truyền, vận động người dân không theo đạo lạ; tham gia tố giác, đấu tranh, lên án với các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Thượng tá Lù Văn Hoàn, Trưởng Công an huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus. (Ảnh: PV/Vietnam+)


 
Số liệu từ Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Lai Châu cho thấy từ năm 2020 đến nay, lực lượng công an tỉnh đã tham mưu mở 5 hội nghị gặp mặt 490 lượt người uy tín, trưởng các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo; gặp gỡ, động viên hơn 10.000 lượt quần chúng tốt, trưởng bản, trưởng dòng họ, trưởng điểm nhóm, chức sắc, người có uy tín tham gia tuyên truyền vận động quần chúng chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giáo dục người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng, tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Nhờ đó, trong 2 năm qua, các quần chúng tốt, trưởng bản, trưởng dòng họ, trưởng điểm nhóm, chức sắc, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã cung cấp cho lực lượng công an trên 420 tin liên quan đến an ninh trật tự; giáo dục, cảm hóa trên 250 lượt người có hoạt động tôn giáo không tuân thủ pháp luật; tác động, chuyển hóa 62 lượt đối tượng bị ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền lập “nhà nước Mông” và trên 200 vụ việc liên quan đến trật tự an toàn xã hội.

Nổi bật trong số đó là việc tuyên truyền, vận động quần chúng giữ gìn phong tục truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Đến nay, đã có 113 hộ/510 nhân khẩu thuộc dân tộc La Hủ ở xã Pa Ủ (huyện Mường Tè) theo đạo “Xè A” tự nguyện quay về phong tục truyền thống; hỗ trợ lực lượng công an trong giải quyết hoạt động liên quan đến vụ tụ tập đông người, với mưu đồ chống phá tại địa danh Ao Rồng, xã Tà Tổng; vận động 2 đối tượng trước đây hoạt động lập “nhà nước Mông” lẩn trốn ở nước ngoài về trình diện với chính quyền địa phương…

Bà con một lòng tin theo Đảng, xây dựng xã, bản giàu mạnh

Giờ đây, đến với các xã, bản của huyện biên giới Mường Tè, đặc biệt là xã Tà Tổng - nơi mà gần 400 người Mông từng tụ tập dựng cờ để thực hiện “Lễ công bố thành lập nhà nước Mông” - cảm nhận rõ nhất của chúng tôi là cuộc sống của người dân sau khi được cảm hóa, trở về đã có nhiều đổi thay. Cùng với việc phát triển kinh tế, bà con nơi đây một lòng tin theo Đảng, chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng nhau chung tay xây dựng xã, bản giàu mạnh.

Đón chúng tôi với nụ cười thân thiện, đồng chí Lỳ Phù Cà, Bí thư Đảng bộ xã Tà Tổng cho biết là xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa (với 1.288 hộ dân thuộc 2 thành phần dân tộc là HMông và Hà Nhì), trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống mọi mặt của người dân Tà Tổng đã được cải thiện.

Những khu bản với diện mạo đời sống ngày càng đổi mới, các ngả đường dẫn vào các bản đã được bê tông hóa sạch đẹp. Lều lán ở tạm trước đây cũng đã được thay thế bằng những ngôi nhà gỗ lợp mái tôn và bờ-rô xi măng vững chãi. Nhờ đó, người dân khi thấy sự xuất hiện của chúng tôi đều rất niềm nở, gần gũi chào hỏi - thay vì né tránh mỗi khi thấy cán bộ vào đến đầu bản như thời gian trước.

Cùng với việc triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền địa phương cũng luôn chú trọng chăm lo cho cuộc sống vật chất và tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở trên địa bàn. Các nguyện vọng, nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn đều được giải quyết kịp thời, đúng với quy định của pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân được đảm bảo. Các chức sắc, tín đồ các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Đơn cử, tại bản Giàng Ly Cha - bản vùng cao của xã Tà Tổng, có 113 hộ với 553 nhân khẩu, hiện 100% hộ dân theo đạo Tin lành. Kể từ khi điểm nhóm sinh hoạt thuần túy, bảo đảm an ninh trật tự bản Giàng Ly Cha được cấp phép hoạt động, cứ mỗi sáng Chủ nhật hằng tuần, các tín đồ, chức sắc tin lành lại đến điểm sinh hoạt để cùng hát thánh ca, nghe đọc kinh thánh, cầu nguyện và cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, bảo ban nhau không nghe lời kẻ xấu.

Trong lúc đợi buổi sinh hoặt bắt đầu, chúng tôi tranh thủ trò chuyện với ông Mùa Gạ Chu (có con trai và con dâu thụ án về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân). Nhắc lại câu chuyện cũ, ông Chu buồn bã bảo các con của mình đã mê muội nghe lời kẻ xấu đến mức phải vào tù, để lại đứa con thơ dại cho hai ông bà nuôi dưỡng. Ngay cả bản thân ông, vốn là người già, lại không hiểu gì nên khi nghe lời các con nói “đi đến Núi Ao rồng để xin Chúa phù hộ”, ông cũng đi, mà không hề biết rằng đó là chiêu trò dụ dỗ của những kẻ lừa bịp, tội phạm, kéo dân vào biển khổ.

“May nhờ có cán bộ và chính quyền tuyên truyền, cảm hóa, mà tôi và người dân đã quay về; được chính quyền các cấp và nhiều cán bộ ở tỉnh, huyện hỗ trợ làm nhà; được hướng dẫn làm ăn nên cuộc sống đã ấm no. Đảng, Nhà nước, chính quyền và cán bộ quan tâm người dân như vậy, còn có gì tốt hơn nữa mà đi theo kẻ xấu”, ông Chu trải lòng.

Ông Chu cho hay hiện chỉ có một mong muốn là hai đứa con cải tạo thật tốt, sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình, thay ông bà chăm lo cho con cái.

Ngồi bên cạnh, anh Sùng Vả Lình cũng không giấu khỏi sự xấu hổ và hối hận. Khi nhắc lại câu chuyện từng nghe lời kẻ xấu tụ tập ở núi Ao Rồng để thành lập cái gọi là “nhà nước Mông,” anh liên tục nói: “Mình sai rồi cán bộ à. Giờ mình chỉ nghe lời các cán bộ công an và chính quyền, mục sư để cuộc sống thêm ấm no thôi!”

Cách bản Giàng Ly Cha khoảng hơn 150km, cuộc sống vật chất tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ) cũng đã có nhiều đổi mới.

Ghi nhận thực tế của phóng viên VietnamPlus tại điểm sinh hoạt tôn giáo Pờ Ngài cho thấy cứ mỗi sáng Chủ nhật hằng tuần, các tín đồ chức sắc Tin Lành lại tập trung ở Pờ Ngài - một trong 7 điểm sinh hoạt tôn giáo ở xã Huổi Luông để cùng hát Thánh ca, nghe đọc Kinh thánh và cầu nguyện, giúp nhau vượt khó.

Người dân theo đạo Tin Lành ở điểm sinh hoạt tôn giáo Pờ Ngài, xã Huổi Luông khẳng định một lòng tin theo Đảng, không nghe lời kẻ xấu. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Dẫu quãng đường đến điểm sinh hoạt chung phải đi qua nhiều con dốc, con suối dài gần chục ki-lô-mét, thời tiết mưa nắng thất thường, nhưng các tín đồ nơi đây cho biết họ vẫn luôn sắp xếp thời gian, công việc để không vắng mặt trong bất kỳ buổi sinh hoạt nào. Bởi lẽ, đến những buổi sinh hoạt chung, các tín đồ không chỉ được nghe giảng kinh, cầu nguyện mà còn chia sẻ trao đổi các việc khác trong bản.

“Được sinh hoạt, mình rất vui. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện và rất hợp tác với bà con trong bản. Trong các buổi sinh hoạt, các tín đồ cũng nhắc nhở nhau không đi nghe kẻ xấu lợi dụng đi làm việc sai trái. Bà con chúng tôi một lòng tuân thủ hướng dẫn của chính quyền địa phương, Đảng và Nhà nước,” anh Lý A Phòng chia sẻ.

Theo anh Lý A Di, trưởng điểm nhóm sinh hoạt Hội Thánh Tin lành ở Pờ Ngài, mỗi sáng chủ nhật hằng tuần điểm sinh hoạt Pờ Ngài đón khoảng 190 tín đồ. Điều mà bà con tín đồ ở Pờ Ngài phấn khởi nhất là họ luôn được chính quyền xã tạo điều kiện để sinh hoạt một cách thuận lợi. Với tinh thần đó, ngoài hát thánh ca, cầu nguyện, chia sẻ kinh thánh, các tín đồ còn chia sẻ với bà con về những công việc khác, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Trong câu chuyện với phóng viên VietnamPlus, ông Tần A Sử, Phó Chủ tịch UBND xã Huổi Luông cho biết toàn xã có hơn 7.000 dân thuộc 21 bản. Trên địa bàn có 7 điểm sinh hoạt tôn giáo, trong đó có 6 điểm nhóm theo đạo Tin lành và một điểm nhóm theo đạo Cơ đốc. Hiện nay, chính quyền xã đã công nhận cho 3 điểm nhóm để sinh hoạt tập trung và tới đây sẽ công nhận hết cho các điểm nhóm khác để đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã sinh hoạt tôn giáo thuận lợi.

Bài 3: Thiết lập “sợi chỉ đỏ” nhận thức nhân quyền tới các cấp cơ sở

Để đấu tranh, ngăn chặn các luận điệu “bóp méo” nhân quyền của các thế lực thù địch, phản động, việc thiết lập được “sợi chỉ đỏ” nhận thức về nhân quyền thống nhất tới các cấp cơ sở là việc cấp thiết.

Cán bộ, chiến sĩ công an và các sở, ban, ngành tham dự hội nghị về công tác nhân quyền quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở trên địa bàn tỉnh Lai Châu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Dù Việt Nam đã làm tốt công tác tôn giáo, bảo đảm quyền con người, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, song những tác động tiêu cực xuất phát từ các luận điệu xuyên tạc, “bóp méo” nhân quyền cùng với thông tin sai trái như “luồng gió độc” vẫn đang càn quét trên mạng in-tơ-net.

Gần đây là vấn đề “mua bán người” đang được các thế lực thù địch, thiếu thiện chí ở trong và ngoài nước vu cáo, lợi dụng để xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam; tạo cớ cho các hoạt động gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Thực tế trên đòi hỏi Việt Nam cần phải thiết lập được “sợi chỉ đỏ” nhận thức về nhân quyền thống nhất tới các cấp cơ sở đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp quyết liệt, hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, địa phương trong việc nhận diện, giải thích, làm rõ, đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch bảo vệ hình ảnh đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Không chủ quan trước các luận điện “bóp méo” nhân quyền

Thông tin tới phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ cho biết nhân quyền ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, là một trong ba trụ cột hoạt động của Liên hợp quốc cùng với hòa bình, an ninh và phát triển. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xác định bảo đảm, thúc đẩy quyền con người là chủ trương xuyên suốt, thể hiện trong hàng loạt các văn bản của Đảng, Chính phủ và hiến định trong Hiến pháp 2013.

Vừa qua, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ bảo đảm quyền con người khi khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.”

Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Kỷ, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí ở trong và ngoài nước vẫn thường xuyên lợi dụng vấn đề nhân quyền để kích động các hoạt động chống phá đất nước. Trong số đó, vấn đề dân tộc thiểu số, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận, in-tơ-net và gần đây là vấn đề mua bán người đang được triệt để lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo, hạ uy tín của Việt Nam.

Thực tế trên đã tạo cớ cho các hoạt động gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Minh chứng là Mỹ và một số nước phương Tây thường xuyên sử dụng các báo cáo thường niên để xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền Việt Nam, nhất là báo cáo về nhân quyền, tự do tôn giáo và mua bán người.

Đáng chú ý, ngày 20-7-2022, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo về tình hình mua bán người trên thế giới năm 2022 (sau 3 năm liên tiếp từ 2019-2021), xếp Việt Nam vào “nhóm 2 cần theo dõi,” lần đầu tiên Việt Nam bị hạ bậc xuống “nhóm 3” - các quốc gia trong danh sách này sẽ phải chịu một số chế tài từ chính quyền Mỹ.

Động thái trên cùng việc một số cơ chế nhân quyền Liên Hợp quốc nêu quan ngại liên quan đến người lao động Việt Nam ở nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Không chỉ bị tác động tiêu cực bởi các luận điệu, thông tin độc hại từ bên ngoài, ở trong nước - lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhất là các hoạt động lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do in-tơ-net,… các thế lực thù địch vẫn thường xuyên xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch, bôi nhọ hình ảnh, uy tín đất nước ta.

Hoạt động thành lập “nhà nước Mông” xảy ra tại xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, xảy ra trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng bởi các loại tà đạo như “Giê Sùa” và “Bà Cô Dợ” có nguồn gốc từ người Mông ở Mỹ là minh chứng.

Cho đến nay, theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tống Thanh Hải, công tác nhân quyền trên địa bàn đã được tỉnh quan tâm, thực hiện hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống và quyền con người. Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn cơ bản ổn định; không để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước.

Tuy vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Lai Châu vẫn không khỏi trăn trở khi nhận thức về vấn đề nhân quyền và công tác nhân quyền của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được đầy đủ; chưa được tiếp cận sâu, rộng với các kiến thức nền về công tác nhân quyền.

Nâng cao nhận thức, không để ai bị bỏ lại phía sau

Để trang bị thông tin, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tham mưu, thực hiện công tác nhân quyền tại các cấp cơ sở, ngày 23-8 vừa qua, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Lai Châu tổ chức hội nghị về công tác nhân quyền quy mô lớn nhất từ trước tới nay thông qua hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 14 điểm cầu, với số lượng hơn 3.100 cán bộ trên toàn tỉnh tham gia.

Ngoài ra, sự kiện trên còn thu hút sự tham gia của các trưởng bản, trưởng dòng họ, trưởng điểm nhóm, chức sắc, người có uy tín với kỳ vọng sẽ thiết lập nên “sợi chỉ đỏ” nhận thức về nhân quyền thống nhất tới các cấp cơ sở và người dân.

Trong thông điệp gửi đến các cán bộ tham dự hội nghị tập huấn trên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải cũng nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh tổ chức một hội nghị tập huấn về lĩnh vực nhân quyền quan trọng với quy mô lớn, qua đó xác định: “Công tác nhân quyền là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị; cần sự vào cuộc của các cấp, ngành từ cấp tỉnh đến cấp cở sở, trong đó lực lượng nào gần dân, sát dân và liên quan đến quyền và lợi ích của người dân nhất thì đó là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền”.

Khẳng định việc trang bị thông tin, kiến thức cho cán bộ trực tiếp làm công tác nhân quyền ở các địa phương là hết sức cần thiết, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ cho rằng hội nghị là diễn đàn để chia sẻ; giải đáp những vấn đề còn khó khăn vướng mắc, mở ra các định hướng cho công tác nhân quyền tại địa bàn Lai Châu.

Cán bộ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ và chiến sĩ Công an xã Tà Tổng thăm hỏi gia đình ông Mùa Gạ Chu. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Bên cạnh đó, theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, việc tổ chức hội nghị tập huấn công tác nhân quyền không chỉ cập nhật, nâng cao và thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh về tình hình, công tác nhân quyền trong giai đoạn mới; nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho cán bộ trực tiếp làm công tác nhân quyền tại địa phương, mà còn góp phần đấu tranh hiệu quả với hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân chủ và nhân quyền để gây rối, chống phá Việt Nam.

Thông tin thêm về việc bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Ủy ban Dân tộc) Trần Chi Mai nhấn mạnh: Bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số là trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân; trong đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng, tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng về bảo đảm và thúc đẩy quyền của người dân tộc thiểu số và miền núi trong tình hình mới.

Với trách nhiệm đó, bà Mai cho rằng bảo đảm và thúc đẩy quyền cho người dân tộc thiểu số phải gắn với phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Bên cạnh đó, các địa phương cần đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới; nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, từ đó góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội để đạt được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Loại bỏ thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng

Cùng với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nhân quyền thống nhất tới các cấp cơ sở, công tác quản lý nhà nước về thông tin trên mạng, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn thông tin xấu, độc trên môi trường mạng in-tơ-net cũng được Việt Nam xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo vệ hình ảnh đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Chia sẻ tại buổi tập huấn về công tác nhân quyền cho cán bộ trên toàn tỉnh Lai Châu mới đây, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Đinh Tiến Dũng cho biết theo thống kê từ Công ty Nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng xã hội nhất - với số lượng người dùng lên tới khoảng 73,6 triệu người vào năm 2020. Tới năm 2021, khoảng 95% người dùng in-tơ-net Việt Nam sử dụng Facebook, đưa nền tảng này trở thành kênh truyền thông xã hội hàng đầu, tiếp đến là Zalo (với 35 triệu người dùng).

Tuy nhiên, do tính đặc thù là “không gian mở” nên việc kiểm soát thông tin trên mạng xã hội là không dễ, các nguồn thông tin đúng, sai khó bề kiểm chứng; tốc độ phát tán rộng rãi, nhanh chóng thông qua rất nhiều hình thức khác nhau. Thực tế, khi thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm cá nhân hay tổ chức, hình ảnh nhạy cảm, phản cảm sẽ gây tác động tiêu cực đến nhiều người.

Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành môi trường tiềm năng, không gian lý tưởng cho các thế lực thù địch và đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trong số đó, dân chủ, tôn giáo và nhân quyền luôn là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch thường lợi dụng “bóp méo” sự thật, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế, giữ cho không gian mạng lành mạnh, “không ô nhiễm” là nhiệm vụ của cả người dùng và cơ quan quản lý.

Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Dũng cho biết thời gian qua, cơ quan này đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống ngăn chặn thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu giải pháp tiếp nhận phản ánh của cá nhân, tổ chức về các thông tin sai sự thật, xấu, độc trên mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực tới người dân; đấu tranh với Google, Facebook loại bỏ thông tin xấu độc; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp phát tán thông tin không đúng sự thật trên in-tơ-net...

Nói thêm về kinh nghiệm nhận diện tin giả, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại cho rằng việc xác định thông tin đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong công tác giải thích, làm rõ đồng thời nắm bắt thông tin sẽ giúp cơ quan quản lý kịp thời chủ động phân tích và xây dựng các biện pháp truyền thông phù hợp, qua đó giúp người dân hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước.

Ghi nhận của phóng viên tại tỉnh Lai Châu, đặc biệt là xã Tà Tổng cho thấy hội nghị tập huấn về công tác nhân quyền diễn ra ngày 23-8 vừa qua đã mang đến rất nhiều nội dung, thông tin quan trọng, qua đó “lấp đầy” các khoảng trống nhận thức cho cán bộ cấp cơ sở.

Bí thư Đảng bộ xã Tà Tổng Lỳ Phù Cà thẳng thắn nhìn nhận hội nghị diễn ra đúng thời điểm mà cấp ủy chính quyền, cũng như một số cán bộ công chức, viên chức và đồng bào, nhân dân trên địa bàn chưa hiểu hết về vấn đề nhân quyền; nhất là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các đồng bào sinh hoạt tôn giáo.

“Với vai trò là người đúng đầu cấp ủy, chính quyền, chúng tôi đã nhận thức đúng đắn và tiếp thu đầy đủ các nội dung mà đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan quản lý thông tin tại hội nghị. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch, chương trình, phân công nhiệm vụ để tới đây sẽ tổ chức hội nghị quán triệt sâu rộng tới các chi bộ, cơ quan, đơn vị. Qua đó, các cán bộ sẽ có trách nhiệm tuyên truyền, nối dài “sợ chỉ đỏ” nhận thức tới từng người dân để cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, tươi đẹp hơn,” Bí thư Lỳ Phù Cà nhấn mạnh.

Bài 4: Củng cố niềm tin, giữ vững “thành trì” và bảo vệ bình yên biên giới

Từ khi có lực lượng công an chính quy về xã, các chiến sĩ đã tăng cường vận động, tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ một số tập tục lạc hậu, đoàn kết, bảo vệ vững chắc biên cương.

Các chiến sĩ Công an xã Tà Tổng (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) cùng người có uy tín trong dân tộc Mông trên địa bàn, đi thăm hỏi, tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, nâng cao nhận thức về nhân quyền thống nhất tới các cấp cơ sở, thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an đã đưa hàng trăm công an chính quy về các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới trên cả nước để nắm địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự; hỗ trợ người dân làm nhà, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ vững “phên dậu” - thành trì bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Giúp dân bản “bồi đắp” tri thức, “thông sáng” tâm hồn

Một ngày cuối tháng Tám, nắng vàng như rót mật, chúng tôi tìm đến xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) - xã biên giới giáp với Trung Quốc. Nơi đây có 21 bản với trên 1.440 hộ gia đình, hơn 7.600 nhân khẩu; gần 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; trong đó dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông chiếm đa số.

Từ khi có lực lượng công an chính quy về xã, các chiến sĩ đã tăng cường vận động, tuyên truyền đến người dân nơi đây từ bỏ một số tập tục lạc hậu, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, chung tay bảo vệ vững chắc biên cương.

Đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ, đại tá Đoàn Tá Chinh cho biết trước khi về công tác tại Công an xã Huổi Luông, anh là giảng viên của Trường Học viện Cảnh sát Nhân dân. Theo lệnh điều động vào tháng 7-2021, Chinh cùng gần 400 đồng nghiệp đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Bộ Công an đã được điều động về xã biên giới trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự thuộc tỉnh Lai Châu.

“Khi được điều động về các địa phương vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các xã hẻo lánh, “điểm nóng” về an ninh trật tự ở các xã biên giới, anh em chiến sĩ chúng tôi luôn cố gắng, quyết tâm, nỗ lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước cũng như ngành công an giao phó,” đại tá Chinh nhấn mạnh.

Với xã Huổi Luông (địa bàn với 4 dân tộc chính là Hà Nhì, Dao, Mông và người Kinh), đại tá Chinh cho biết khi mới về cơ sở, quá trình tiếp xúc, làm việc, học hỏi, động viên người dân các đồng bào dân tộc thiểu số cũng có những rào cản nhất định, do chưa được học tiếng dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình công tác, anh luôn nỗ lực học tiếng để có thể tiếp xúc, gặp gỡ làm việc với bà con được thuận tiện hơn cũng như truyền đạt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến trực tiếp với người dân; qua đó để người dân tin tưởng, nhận thức đúng đắn và chấp hành đúng pháp luật.

Đại tá Đoàn Tá Chinh, Công an xã Huổi Luông bên“Giá sách nhân dân." (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)


Đơn cử như việc triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Nhiệm vụ đặt ra là thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của đề án, cấp phát làm căn cước công dân, giấy đăng ký tài khoản định danh điện tử để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các chiến sĩ công an gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến việc chỉnh sửa, làm “sạch” thông tin, dữ liệu dân cư của người dân. Lý do là trước đây, nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện được đi học nên việc nói tiếng phổ thông còn rất hạn chế, dẫn tới khai sinh theo nhiều tên gọi khác nhau (có người vì buồn cũng đổi tên). Chưa kể, mỗi lần khai sinh lại theo một năm sinh khác nhau. Vì thế, việc làm “sạch” dữ liệu dân cư là rất quan trọng.

Hay như việc nhận thức, tiếp cận chính sách, pháp luật của người dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh cũng còn rất hạn chế. Do vậy, việc tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức của bà con về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như kỹ năng sử dụng điện thoại là rất cần thiết để người dân có thể tự phòng ngừa, cảnh giác, không bị các đối tượng xấu trên mạng lợi dụng chiếm đoạt tài sản; tránh bị lôi kéo vào con đường phạm tội như buôn lậu, sập bẫy của các đối tượng mua bán người...

“Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an cũng như Ban lãnh đạo Công an tỉnh Lai Châu, lãnh đạo Công an huyện Phong Thổ, tập thể cán bộ, chiến sĩ Công an xã Huổi Luông đã luôn chủ động làm tốt công tác gặp gỡ, tuyên truyền, có những hôm thay nhau làm cả ngày lẫn đêm, với quyết tâm nâng cao nhận thức cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn,” đại tá Chinh nói.

Không chỉ làm tròn công tác chuyên môn, trách nhiệm với địa bàn, các chiến sĩ công an xã Huổi Luông còn tăng cường động viên các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn cho con đi học trở lại. Để tiếp sức cho các em đến trường, các chiến sĩ công an xã và chính quyền xã đã tổ chức quyên góp, hỗ trợ về kinh phí. Nhờ đó, con đường đến trường của các em ngày một rộng mở.

Ngoài ra, công an xã Huổi Luông còn nghiên cứu, lắp đặt “Giá sách nhân dân" bởi theo các chiến sĩ nơi đây thì “hồ nước nhờ có dòng chảy liên tục mà trong xanh; con người cũng vậy, nhờ có sự bồi đắp của tri thức mà trí tuệ, tâm hồn được thông sáng”.

Làm nhà ở cho người nghèo -  “Vẹn tròn” với Nhân dân

Không chỉ tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, “bồi đắp” tri thức, “thông sáng” tâm hồn cho bà con đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa biên giới, các chiến sĩ công an còn “hóa thân” thành những người thợ xây, thợ cơ khí chuyên nghiệp, tham gia vào công cuộc hỗ trợ người dân làm nhà, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ vững “phên dậu” - thành trì bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Đơn cử như tại tỉnh Lai Châu - tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 3 dân tộc đặc biệt khó khăn và dường như chỉ sống ở trên địa bàn tỉnh này (đó là các dân tộc Cống, Mạc, La Hủ). Những năm trước, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là người dân huyện biên giới Mường Tè, với gần 3.680 hộ nghèo, chiếm khoảng 36% dân số toàn huyện.

Trong cái khó, cái nghèo đó, rất nhiều hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc ở nhà tạm bợ bằng tranh, tre, nứa lá, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào cũng như không đảm bảo an toàn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, gió lốc. Thế nhưng, từ năm 2020 đến nay, diện mạo của huyện huyện Mường Tè đã có những chuyển biến khởi sắc.

Đặc biệt, được sự quan tâm của Đảng ủy cơ quan công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, sự hỗ trợ của Thành ủy, chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Lai Châu đã triển khai đề án hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại Mường Tè (gọi tắt là đề án 245) với mong muốn giúp các hộ gia đình nghèo được sống an toàn trong ngôi nhà mới để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Yêu cầu đặt ra là nhà phải đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng (gồm nền cứng, khung tường cứng và mái cứng) với thiết kế nhà cao 2,9m cùng hệ thống điện, hệ thống gom nước mưa… đảm bảo chắc chắn, an toàn và phù hợp với điều kiện khắc nghiệt tại Mường Tè. Đối tượng được hỗ trợ theo đề án là các gia đình khó khăn về nhà ở thuộc diện gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo được cơ quan có thẩm quyền công nhận nhưng chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở.

Trong quá trình triển khai, do địa hình đi lại khó khăn nên vật liệu vận chuyển từ xã vào các bản xây nhà chủ yếu là bằng sức người, thậm chí có những bản phải đi bộ hơn 20km. Thế nhưng, bằng đôi vai, đôi chân của các chiến sĩ và các công chức, viên chức, đoàn thanh niên, bám theo những khe suối, triền núi, hơn 1.000 ngôi nhà đã được xây dựng kịp thời, giúp bà con an toàn hơn trước mỗi mùa mưa bão.

Đề án hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại Mường Tè đã giúp nhân dân vùng cao có ngôi nhà an toàn hơn để yên tâm phát triển kinh tế-xã hội.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)


Khẳng định việc triển khai đề án 245 trên là chủ trương rất kịp thời, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ nhấn mạnh đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, mang ý nghĩa nhân văn, sâu sắc. Do đó, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, giao cho công an tỉnh xây dựng đề án và chủ trì với các cấp ủy, chính quyền của huyện Mường Tè cũng như các lực lượng quân đội, biên phòng để tiến hành các biện pháp triển khai thực hiện đồng thời rà soát đúng người, đúng đối tượng để hỗ trợ.

“Với sự vào cuộc kịp thời của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh tới cơ sở, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, đề án 245 đã hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ đề ra, qua đó giúp nhân dân có ngôi nhà an toàn hơn để yên tâm phát triển kinh tế - xã hội,” ông Giàng Páo Mỷ nói.

Ghi nhận của phóng viên VietnamPlus tại huyện Mường Tè vào những ngày cuối tháng 8-2022 cho thấy diện mạo của các xã thuộc huyện vùng cao biên giới này đang ngày càng đổi thay. Những ngôi nhà mới, khang trang với cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ được đặt ở các vị trí trang trọng nhất, thể hiện sự biết ơn của bà con trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; giúp đồng bào ổn định chỗ ở, ổn định cuộc sống.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Sùng A Lâu ở bản Cao Chải, xã Tà Tổng cho biết nhờ có đề án 245, gia đình đã được sống trong ngôi nhà rộng rãi, khang trang hơn. “Từ khi có ngôi nhà mới này, gia đình tôi vui sướng lắm. Giờ đây, chúng tôi có thể yên tâm phát triển kinh tế, để quê hương ngày một khởi sắc,” ông Lâu phấn khởi nói.

Xây dựng xã bản kiểu mẫu, vùng cao vươn mình đổi mới

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền các cấp địa phương, đặc biệt là lực lượng công an chính quy được Bộ Công an phân công, điều động về xã, hỗ trợ bà con, nhiều làng bản vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Lai Châu đang ngày vươn mình đổi mới, trở thành “hình mẫu” cho rất nhiều bản phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Điển hình cho sự đổi mới trên là bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải (1 trong 8 bản của xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) - nơi được biết đến là bản homestay “hút” khách, nằm cheo leo trên đỉnh núi cao 1.500m so với mực nước biển. Tại đây chủ yếu là dân tộc người Dao sinh sống. Từ khi có lực lượng công an chính quy về xã, các cán bộ chiến sĩ đã tăng cường vận động, tuyên truyền người dân nơi đây chung tay xây dựng xã miền núi kiểu mẫu, không ma túy.

Theo đó, để tạo nên một cộng đồng đoàn kết, cùng phát triển, dưới sự tham mưu của công an xã, hướng dẫn, sắp xếp của Đảng bộ, UBND xã Hồ Thầu, các hộ dân trong bản đã phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trồng những cây ăn trái mang đặc trưng của vùng Tây Bắc. Từ đó, những rừng đào, lê, mận được trồng bạt ngàn xung quanh bản, vừa để giữ đất vừa phục vụ khách du lịch tham quan, trải nghiệm, mua sắm sản vật địa phương, tạo sinh kế cho người dân.

Mặt khác, các gia đình có điều kiện làm homestay sẽ mua nguồn thực phẩm (những món ngon, đặc sản), đồ lưu niệm từ những hộ dân khác trong bản để phục vụ khách du lịch, cũng như tạo điều kiện cho các hộ này có thêm thu nhập.

Cùng với phát triển kinh tế, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Công an xã Hồ Thầu cũng đã chủ động tham mưu UBND xã xây dựng và triển khai thực hiện phân công cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch lồng ghép công tác chuyên môn với tuyên truyền, phòng chống hiệu quả các loại tội phạm.

Công an xã Hồ Thầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thăm hỏi, động viên, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn xã. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Chia sẻ với chúng tôi, Thiếu tá Giàng Văn Hảo, Trưởng Công an xã Hồ Thầu cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã triển khai kế hoạch xây dựng xã Hồ Thầu là xã miền núi không có tệ nạn ma túy. Hàng đêm, lực lượng công an xã và công an viên theo kế hoạch được phân công sẽ tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự.”

Cùng với đó, lực lượng Công an xã Hồ Thầu cũng tăng cường vận động người dân không xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng, phát triển mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tích cực phát hiện, tố giác tội phạm; phối hợp chặt chẽ với công an xã trong việc đảm bảo đảm an ninh trật tự bản, khu dân cư; củng cố, duy trì, phát triển các tổ hòa giải, tổ an ninh nhân dân...

Một trong những mô hình hay, hiệu quả và tiêu biểu của Công an xã Hồ Thầu chính là việc tham mưu UBND xã thành lập và ra mắt mô hình “Ca-mê-ra an ninh”. Dù có nhiều khó khăn về kinh tế, song hiện nay xã Hồ Thầu đã lắp đặt 21 ca-mê-ra an ninh tại các vị trí trọng điểm của các bản. Những “mắt thần” hoạt động bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, hỗ trợ hiệu quả lực lượng công an xã Hồ Thầu bảo đảm đảm an ninh trật tự, bình yên trên địa bàn.

Trong câu chuyện với phóng viên, anh Phàn A Pao (người dân ở bản Sì Thâu Chải) hồ hởi cho biết hai năm về trước, một số tập tục lạc hậu vẫn còn ăn sâu vào đời sống của người dân nơi đây. Do đó, các đối tượng tội phạm đã lợi dụng sự kém hiểu biết của một số người dân để thực hiện phạm tội, gây mất an ninh trật tự, nghiện hút ma túy vì thế mà trở nên phức tạp.

“Từ khi có các đồng chí công an chính quy về xã tuyên truyền, vận động, giúp đỡ, bà con trong bản đã từ bỏ tập tục lạc hậu, không còn tin kẻ xấu. Xe máy của người dân trong bản để ở ven đường cả đêm lẫn ngày cũng không lo bị mất. Giờ thì chúng tôi yên tâm lắm!” - anh Pao phấn khởi nói.

Bài 5: Làm tốt khuyến nghị của quốc tế: Việt Nam vững tin tham gia “luật chơi” toàn cầu

Với quan điểm nhất quán về việc đảm bảo quyền con người, đến nay, Việt Nam đã đủ “sức đề kháng” trước mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, vững tin tham gia vào “luật chơi” toàn cầu.

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Trụ sở Liên Hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ. (Ảnh: TTXVN phát)


 

Sau nhiều năm nỗ lực “lấy xây để chống”, đảm bảo “sức mạnh mềm” về nhân quyền, giờ đây, Việt Nam đã đủ “sức đề kháng” trước mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh trật tự; qua đó chủ động tham gia vào “luật chơi” toàn cầu.

Với kết quả trên, tại Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cho hơn hàng nghìn cán bộ cấp cơ sở, diễn ra tại tỉnh Lai Châu mới đây, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các cơ quan, tổ chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có nhận định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch và khách quan.”

Đủ “sức đề kháng” trước mọi luận điệu xuyên tạc

Nhấn mạnh chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ; người dân tộc thiểu số được hưởng toàn bộ các quyền con người chính đáng, bà Trần Chi Mai, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Ủy ban Dân tộc của Chính phủ) cho biết thời gian gần đây, niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã không ngừng được củng cố và tăng cường, đi vào chiều sâu và tầm cao mới.

Cùng với đó, sự đồng thuận xã hội đã được nâng lên, khối đại đoàn kết các dân tộc được xây dựng vững chắc hơn, đủ “sức đề kháng” với mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh trật tự như thời gian trước.

Khảo sát của Ủy ban Dân tộc cũng cho thấy kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã có bước phát triển khá.

Các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trước. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thu nhập bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đầu tư xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận với các dịch vụ công thuận lợi hơn. Tiềm năng lợi thế ở từng vùng, từng khu vực được khai thác hiệu quả hơn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm, phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ; một số sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể được khôi phục, lưu truyền. Hằng năm, các ngày hội văn hóa các dân tộc được tổ chức mang đậm dấu ấn của từng vùng, từng dân tộc, phong phú, đa dạng, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Có chung quan điểm, ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng nhấn mạnh những năm qua, dù là đất nước đang phát triển, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người.

Điển hình là, theo Báo cáo kinh tế - xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020; hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tại Việt Nam không có khủng bố, người dân được sinh sống và lao động trong môi trường an ninh, an toàn, ổn định…

Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc cũng khẳng định chỉ số hạnh phúc quốc gia của Việt Nam xếp vị trí 77 (tăng 2 bậc so với năm 2021).

Tại Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020. (Ảnh: Nhật Anh/Vietnam+)


“Với những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các cơ quan, tổ chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có những nhận định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch, khách quan. Mặt khác, Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế,” ông Dũng nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, đại diện Cục Thông tin đối ngoại cho biết hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Đồng thời chủ động ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn sử dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để chống phá cách mạng Việt Nam.

Hội nhập quốc tế sâu rộng, làm chủ thông tin

Để thực hiện mục tiêu trên, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Đinh Tiến Dũng cho biết công tác thông tin, tuyên truyền có vai trò, vị trí rất quan trọng. Trong đó, Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác nhân quyền trong tình hình mới đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm của công tác nhân quyền, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, nhận thức rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta là vì con người.

Trong thời gian qua, nhằm tăng cường hoạt động thông tin và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020; tích hợp các chính sách hỗ trợ thông tin, tuyên truyền cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo kết hợp với các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về thông tin, Chương trình Mục tiêu quôc gia về giảm nghèo bền vững.

Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phổ cập và cá nhân hóa các dịch vụ (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế) tới từng người dân để phục vụ quyền của người dân tốt hơn; tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn, rộng khắp.

Theo bà Trần Chi Mai, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Ủy ban Dân tộc của Chính phủ), những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới sẽ tiếp tục tạo đà cho sự phát triển của đất nước cũng như đạt được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau.” Uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục tăng lên sẽ là yếu tố nền tảng để hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Mới đây, Báo Washington Times ngày 21-9 đã đăng bài viết trong đó ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Theo bài viết, Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao tại Liên hợp quốc với việc cử cán bộ tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, là thành viên tích cực trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên của Liên hợp quốc.

Chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cho đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. (Ảnh: Nhật Anh/Vietnam+)


Đồng tình với nhận định trên, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Viện trưởng, Viện Quyền con người (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết để thực hiện nghĩa vụ pháp lý của một quốc gia thành viên đối với các công ước, trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động cam kết và thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua việc đẩy mạnh việc triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực quyền con người; thực thi các biện pháp lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm quyền con người; soạn thảo và đệ trình báo cáo quốc gia định kỳ về việc thực hiện công ước; hợp tác quốc tế trong việc thực hiện công ước; xây dựng các chương trình quốc gia để thực hiện đúng cam kết quốc tế.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các khuyến nghị của một số cơ quan giám sát việc thực hiện quyền con người của Liên hợp quốc trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là phương thức khuyến nghị chủ yếu và trực tiếp nhất mà Việt Nam đang triển khai áp dụng đối với khuyến nghị của các uỷ ban công ước.

Việt Nam chủ động tham gia “luật chơi” toàn cầu

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, sở dĩ Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề nhân quyền, bởi đây là một “luật chơi mới” trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam muốn hội nhập quốc tế, tham gia hội nhập về kinh tế, văn hóa, ngoại giao thì phải tham gia “luật chơi” toàn cầu này.

“Giống như chúng ta chơi cầu lông, bóng đá thì phải hiểu luật chơi đó. Muốn tham gia “sân chơi toàn cầu” thì phải tương tác, đối thoại với thế giới; chia sẻ việc thực hiện quyền con người của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới”, bà Hải nói.

Bà Hải cũng khẳng định Việt Nam hiện đang không coi nhân quyền là vấn đề nội bộ. Bằng chứng là sự tham gia rất tích cực của Việt Nam vào các cơ chế nhân quyền của quốc tế. Sự chủ động của Việt Nam đã được thể hiện trong rất nhiều cuộc đối thoại song phương, đối thoại đa phương trên các diễn đàn quốc tế.

Tuy vậy, có một thực tế cần lưu ý là nhân quyền còn có cả khía cạnh chính trị trong đó. Mặc dù nhân quyền liên quan đến mỗi cá nhân, con người trong xã hội, như “cơm chúng ta ăn, nước chúng ta uống, không khí chúng ta thở hàng ngày đều liên quan tới nhân quyền,” song đây cũng là cụm từ dễ bị các thế lực, tổ chức phản động lợi dụng, để làm cho nhân quyền trở thành vấn đề nhạy cảm và trở nên “méo mó”.

Do đó, theo bà Hải, nhận thức của mỗi cán bộ, nhất là lực lượng công an giữ vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân.

Một lý do khác để nói nhân quyền là một “luật chơi mới” trên toàn cầu, là bởi hiện nay có hẳn một hệ thống pháp luật quốc tế về vấn đề này. Việt Nam chấp nhận tham gia “cuộc chơi” này bằng cách phê chuẩn rất nhiều công ước, điều ước quốc tế về quyền con người; tham gia tích cực vào các diễn đàn, đối thoại trên toàn cầu. Hơn thế, nhân quyền còn là vấn đề ngoại giao quốc tế. Vì thế, trong các cuộc đối thoại song phương hay trong các cuộc đàm phán về thương mại mà Việt Nam tham gia, nội dung nhân quyền cũng được đưa ra để trao đổi và thảo luận công bằng.

“Nhìn từ góc độ tích cực thì việc tham gia “luật chơi mới” về nhân quyền theo yêu cầu của Liên hợp quốc cũng là một kênh rất tốt để Nhà nước Việt Nam tự hào báo cáo với thế giới một cách đàng hoàng về các thành tích mà mình đã làm được. Từ đó, chúng ta thu hút nhà đầu tư đến với Việt Nam nhiều hơn” - bà Hải nhấn mạnh.

Xác định tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền, Phó Viện trưởng Viện Quyền con người cho biết trước đây dù còn nghèo nhưng mỗi năm, Việt Nam vẫn đóng góp 1 triệu USD cho các hoạt động của Liên hợp quốc; từ năm 2022, Việt Nam đã tăng khoản đóng góp lên gấp đôi, tức 2 triệu USD (khoảng 46-47 tỷ đồng). Điều này cho thấy sự tham gia của Việt Nam ngày càng chủ động hơn. Cùng với hỗ trợ tài chính, Việt Nam cũng đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, đóng góp tích cực cho Liên hợp quốc.

Trong công cuộc “củng cố” về nhân quyền, đảm bảo quyền con người, Việt Nam đã từng là thành viên không thường trực 2 nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021; từng là thành viên của Hội đồng nhân quyền (cơ quan quan trọng nhất, chuyên trách chuyên sâu nhất về vấn đề nhân quyền của Liên hợp quốc) trong nhiệm kỳ 2014-2016. Và bây giờ, Việt Nam đang vận động để được xin ứng cử vào thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc cho nhiệm kỳ 2023-2025.

“Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng đang điều chỉnh một số luật trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, như tòa án phải độc lập để đảm bảo việc xét xử công bằng - đây là vấn đề rất tích cực. Thực tế, Nhà nước ta cũng đang gấp rút xây dựng chiến lược thúc đẩy Nhà nước pháp quyền; trong đó nhân quyền được coi là vấn đề cốt lõi, xuyên suốt”, bà Hải thông tin.

Đặc biệt, theo bà Hải, Việt Nam đang làm rất tốt việc giáo dục đào tạo, nâng cao nhận thức về nhân quyền cho đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước, đặc biệt là cán bộ công an, cán bộ thực thi pháp luật. Hiện tại, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - cơ quan đào tạo cán bộ cấp lãnh đạo quản lý từ Trung ương tới địa phương cũng đã có hẳn một môn học về quyền con người.

Cùng với đó, một đề án của Chính phủ cũng đang được triển khai, đó là đưa nội dung quyền con người vào chương trình học trong hệ thống giáo dục quốc dân; rà soát từ bậc mầm non cho tới đại học.

“Ngoài ra, về khuyến nghị xóa đói, giảm nghèo, tôi cho rằng Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Thậm chí, theo tôi biết thì có nước ở châu Phi cũng đã sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm. Đây là minh chứng cho thấy Việt Nam đã làm rất tốt việc đảm bảo quyền con người, vững tin tham gia “luật chơi” toàn cầu”, bà Hải nói.

 

Việt Nam lần thứ hai trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Mới đây, ngày 11-10-2022 tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Theo đó, 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền sẽ đảm nhiệm trọng trách trong nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu vào tháng 1-2023.

Kết quả trên cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong nhiều năm qua. Trên cơ sở đó, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.

 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất