Trái tim doanh nhân Bùi Tùng Mậu đập cùng biển đảo quê hương
DN Bùi Tùng Mậu đang trị bệnh cho CCB Nguyễn Quốc Vịnh 71 tuổi ở Hà Nội.
Trong Chương trình giao lưu "Trái tim biển đảo" tối ngày 10-3-2014 tại Hà Nội, doanh nhân Bùi Tùng Mậu đã ủng hộ một số tiền không nhỏ chung tay giúp đỡ các thân nhân ngư dân bị mất người thân, mất tàu, mất lưới...

Xin ông cho biết những suy nghĩ của mình khi đến với chương trình giao lưu và ủng hộ với một số tiền không nhỏ trong điều kiện doanh nghiệp đang  phải gồng mình vượt bao khó khăn, thách thức?

    
Với phong thái của một doanh nhân ít nói về mình, nhất là làm việc nghĩa, việc thiện, suy nghĩ hồi lâu, doanh nhân Bùi Tùng Mậu bày tỏ :
     
Là một người lính từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc, tôi nhận thức sâu sắc trong bối cảnh tình hình biển đảo của đất nước hiện nay, Chương trình "Trái tim biển đảo" do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức là hoạt động rất có ý nghĩa. Không chỉ tiếp nối truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” của dân tộc mà còn thiết thực góp sức mình vào công cuộc giữ gìn biển đảo, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Chương trình đã đưa một thông điệp: Cả nước chung tay góp sức giúp ngư dân bị mất người thân, mất tàu, mất lưới, những gia đình ngư dân, gia đình chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn đang hoạt động trên biển.

Chương trình còn tôn vinh, ngợi ca những tấm gương ngày đêm vượt qua bao khó khăn, thử thách, hiểm nguy, bám biển sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tôi rất tâm đắc với khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi tiếp các đoàn đại biểu chiến sĩ, ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa về dự chương trình “Trái tim biển đảo”: “Ngoài khó khăn mưu sinh, vật lộn với ngư trường từ nghìn đời, để nuôi con, nuôi cháu, bà con ngư dân còn thực sự là những người chiến sĩ đang ngày đêm góp phần gìn giữ chủ quyền của đất nước”. Từ đó mình tự thấy phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc chung tay với những người chiến sỹ không mang quân phục ấy.

Chương trình giao lưu đã để lại trong ông những cảm xúc, ấn tượng gì sâu đậm nhất?

Các ngư dân tham dự chương trình với những hoàn cảnh hết sức khó khăn đã in đậm và khắc sâu trong tâm tôi. Ngày 13-10-2013, bất hạnh đã giáng lên mái đầu bà Lê Thị Mai ở thôn Châu Thuận Nông, xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi - một lúc mất cả chồng cùng hai người con. Ba người thân của bà đã mất tích trên đường đi đánh cá trở về ngang qua vùng biển Trường Sa. Bà Mai hiện không có việc làm và đang nuôi mẹ chồng đã già yếu cùng một người con nhỏ.
 
Không thể cầm được nước mắt khi được nghe câu chuyện của bốn anh em Nguyễn Cao Cường, Nguyễn Hương Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Ngọc Quý, Nguyễn Ngọc Mỹ Phú ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Các em đều đang tuổi đến trường thì một tai họa giáng xuống đầu trẻ thơ, người cha - trụ cột chính của gia đình trong một lần biển gặp thiên tai mất năm 2008. Sau đó người mẹ cũng mất do tai nạn giao thông. Các em đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng để sống và tiếp tục cắp sách đến trường…
        
Và không ít ngư dân nhiều lần mất tàu, mất lưới... không còn phương tiện để ra biển sinh nhai. Hơn bao giờ hết những người dân này đang rất cần sự chung tay góp sức của cộng đồng để họ có phương tiện tiếp tục bám biển, bám ngư trường vừa kiếm sống vừa tham gia bảo vệ biển đảo thân yêu.
         
Đó còn là cảm xúc được nhìn, được nghe những tấm gương ngư dân, gia đình ngư dân, chiến sĩ tiêu biểu đã vượt qua mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, những kinh nghiệm trong đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, quyết tâm bám biển, bám ngư trường, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước, phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
        
Cùng tấm lòng với biển đảo, ông còn là một lương y giỏi, tâm huyết chữa bệnh cứu người và tích cực làm nhiều việc thiện?   
 

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Thương mại Trường Sơn là tập đoàn mạnh chuyên đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình trọng điểm quốc gia. Hằng chục năm qua, Công ty đã thi công xây dựng nhiều công trình đê sông, đê biển, cảng biển, đường cứu hộ cứu nạn, kè chống sạt lở, trạm bơm chống úng lụt… góp phần vào công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh, quốc phòng trên nhiều tỉnh thành phố trong cả nước.

Tập đoàn hoạt động trên nhiều tỉnh, thành, tôi đã tranh thủ thời gian kể cả những nơi tập đoàn thi công để “hành nghề” thuốc gia truyền trị bệnh cứu người và đã chữa cho hàng ngàn bệnh nhân bị mắc chứng bệnh nan y: thoái hóa đốt sống lưng, sống cổ, thoát vị đĩa đệm với kết quả đỡ và khỏi bệnh rất cao. Cùng với bài thuốc đặc trị đó, thuốc gia truyền của gia đình tôi còn cứu chữa bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, viêm loét dạ dày, bờ cong nhỏ và cả xơ gan cổ chướng. Đay là việc làm nhân đạo giúp người là chính, nhất là với những bệnh nhân ở các vùng quê nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Để tạo điều kiện cho những bệnh nhân xa có nơi ăn ở chữa bệnh thuận lợi, vừa qua, tôi đã đầu tư 5 phòng khép kín với đầy đủ trang bị sinh hoạt. Về làm việc thiện, với cái tâm của mình, hàng năm, tôi giành thời gian tổ chức chuyến đi làm nhân đạo. Năm 2012, tôi vào Vĩnh Linh tặng phòng máy vi tính và  tặng học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó của Trường THPT Cửa Tùng. Nhân dịp Ngày Thương binh liệt sỹ 27-7-2012, tôi tới huyện Yên Mô, Ninh Bình khám và cấp thuốc gia truyền  miễn phí cho 720 hộ gia đình các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng tương đương với số tiền khoảng 500 triệu đồng.

Và dịp 27-7 tới đây, tôi sẽ cùng với Hội Đông y Hà Nội tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng tại  một xã ở tỉnh Hưng Yên. Cùng với việc đó, tôi sẽ cấp phát một số thuốc gia truyền của gia đình chữa các bệnh thoái hóa đốt sống lưng, sống cổ, thoạt vị đĩa đệm, viêm đa khớp, dạ dày, gan... Toàn bộ chương trình từ thiện này trị giá khoảng 700 triệu đồng. 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất