Báo chí Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước góp phần quảng bá toàn diện về Cà Mau
Quang cảnh Hội nghị Báo chí tỉnh Cà Mau năm 2023

Quang cảnh Hội nghị báo chí tỉnh Cà Mau năm 2023

Nhằm đánh giá, tổng kết công tác tuyên truyền về tỉnh Cà Mau năm 2022, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyền truyền; xác định nội dung trọng tâm tuyên truyền về tỉnh Cà Mau trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Tại Hội nghị, UBND tỉnh thông tin số kết quả đạt được về công tác tuyên truyền trong thời gian qua, cụ thể:

Báo chí ngoài tỉnh góp phần quảng bá toàn diện về Cà Mau

Thời gian qua, nội dung tuyên truyền về tỉnh Cà Mau trên các cơ quan báo, đài Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước (báo chí ngoài tỉnh) chủ yếu tập trung giới thiệu về vùng đất và con người Cà Mau; phản ánh những vấn đề trọng tâm, những nhiệm vụ then chốt mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đang tập trung triển khai thực hiện; phản ánh gương người tốt, việc tốt; phát hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; chuyển đổi số… Qua đó, nhằm giới thiệu, quảng bá toàn diện về Cà Mau với bạn bè, đối tác trong và ngoài nước.

Năm 2022, có 48 cơ quan báo, đài, tạp chí ngoài tỉnh hợp tác tuyên truyền với tỉnh Cà Mau đã đăng, phát gần 2.000 tin, bài. Trong đó, có hơn 40 phóng sự truyền hình. Các tin, bài được đăng song song trên báo in và báo điện tử.

Các cơ quan báo, đài ngoài tỉnh có văn phòng đại diện hoặc có phóng viên thường trú tại Cà Mau luôn tiên phong tìm tòi, phát hiện, phản ánh những mô hình hay, những việc làm hữu ích, qua đó kịp thời nêu gương tập thể, cá nhân điển hình tiến tiến, người tốt, việc tốt và tạo cảm hứng lan tỏa cái tốt, cái hay, cái đẹp trong cộng đồng.

Ngoài ra, báo chí ngoài tỉnh luôn phản ánh chính xác, kịp thời những sự kiện chính trị quan trọng ở các địa phương trong tỉnh, đồng thời ghi nhận những những đề xuất chính đáng, hiến kế của người dân và doanh nghiệp để lãnh đạo tỉnh có những quyết sách kịp thời sát với thực tiễn của cuộc sống. Điển hình là khi xảy ra đại dịch COVID-19, dù phải đối diện với muôn vàn khó khăn, nhưng báo chí không ngại nguy hiểm, xông pha vào tâm dịch để động viên người dân vượt qua khó khăn, dịch bệnh; kịp thời phản ánh những việc làm thơm thảo như: lập cây ATM gạo, góp tiền, thức ăn khô… nhằm chia sẻ nỗi niềm yêu thương, động viên với đồng bào mình trong tỉnh và cả nước. Hay kịp thời thông tin những vấn đề nóng mà mạng xã hội đăng tải góp phần tích cực hỗ trợ lãnh đạo tỉnh định hướng dư luận, xử lý hiệu quả tránh các sự cố truyền thông.

Đồng chí Hồ Trung Việt - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị.

Đồng chí Hồ Trung Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị.

Báo chí địa phương phải là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Diễn đàn của Nhân dân địa phương

Trong năm, Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau thực hiện và phát sóng trên 50.829 đề tài. Tổng thời lượng phát và tiếp sóng trên 12.000 giờ. Trong đó, kênh truyền hình (CTV) thực hiện và phát sóng 21.399 đề tài/6.935 giờ; kênh phát thanh FM phát 29.430 đề tài/4.448 giờ và tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam 430 giờ.

Đặc biệt, chương trình Thời sự của Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau luôn bám sát tình hình của địa phương, phản ánh nhanh nhạy, chính xác, kịp thời các sự kiện chính trị - xã hội của tỉnh và đất nước; tuyên truyền có hiệu quả việc triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước; sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh. Tuyên truyền phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; các vấn đề bức xúc về an sinh xã hội; bảo vệ chủ quyền biển đảo; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về các vấn đề tôn giáo, dân tộc…

Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện các chương trình thời sự chính trị thiết yếu như: “Dân hỏi lãnh đạo cơ quan Nhà nước trả lời”, “Xây dựng Đảng”; “Vấn đề bạn quan tâm”; Gameshow “Nhà nông Đất Mũi”… Đài còn duy trì thực hiện “Chương trình tiếng Khmer” phát với tần suất 3 chương trình/tuần trên sóng phát thanh, truyền hình và thường xuyên cộng tác với VTV5.

Năm 2022, Báo Cà Mau đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên tất cả các mặt thời sự chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, văn hóa, văn nghệ, thể thao, nội chính... phản ánh kịp thời, sâu rộng các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh Cà Mau; chủ động đưa tin kịp thời, sâu rộng các chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cà Mau của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương; Tăng cường công tác tuyên truyền những điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực như: phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tuyên truyền về công tác cải cách hành chính, thuế và cuộc sống, an toàn giao thông, chính sách bảo hiểm xã hội; tuyên truyền về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lan toả rộng khắp...

Định hướng tuyên truyền năm 2023

Tiếp tục hợp tác tuyên truyền với các cơ quan báo, đài ngoài tỉnh phù hợp với tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí; tuyên truyền nội dung trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mời gọi đầu tư, những điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm giỏi, những gương người tốt, việc tốt từ các tổ chức, cá nhân và Nhân dân nhằm thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy về thông tin tuyên truyền nhiệm vụ chính trị và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Với nội dung tuyên truyền trọng tâm như: Chuyển đổi số; Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau; Cải cách hành chính; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tái cơ cấu nền kinh tế; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình OCOP; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19; Công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh…

Đối với các cơ quan báo chí trong tỉnh: thông tin tuyên truyền đúng tôn chỉ, mục đích; thông tin phải thống nhất, đồng bộ và toàn diện; thông tin phải nhanh, nhạy, chính xác, đáp ứng yêu cầu “báo chí địa phương phải là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và diễn đàn của Nhân dân địa phương”.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất