Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.200 km. Năm 1994, Việt Nam đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam khẳng định luôn là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Để cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về Luật Biển, kinh tế biển, khoa học kinh tế biển, quan hệ ngoại giao, chủ quyền biển đảo… tiếp theo cuốn sách “Kỷ yếu Hoàng Sa”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông vừa cho ra mắt cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” do TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên.

Cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” gồm 4 chương: Chương I: Vị trí và vai trò của biển, đảo Việt Nam trong Biển Đông; Chương II: Việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; Chương III: Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; Chương IV: Thực trạng và giải pháp giải quyết tranh chấp Biển Đông. Ngoài ra còn có phần phụ lục gồm các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; các bài nghiên cứu về Biển Đông của các nhà khoa học.

Cuốn sách khẳng định những chứng cứ lịch sử của Việt Nam trên Biển Đông, khẳng định với thế giới lập trường vững vàng cũng như quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Ban Biên tập

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất