Bảo đảm an ninh nguồn nước
Đoàn công tác kiểm tra an ninh nguồn nước tại Nhà máy nước Cầu Đỏ.

Đoàn công tác kiểm tra an ninh nguồn nước tại Nhà máy nước Cầu Đỏ. 

Nhng thách thức với an ninh nguồn nước

An ninh ngun nưc (ANNN) là s bo đm đy đn đnh, kp thi, bn vng v s lưng và cht lưng các loi ngun nưc đáp ng yêu cu ca cuc sng và s phát trin kinh tế - xã hi ca quc gia trong mi giai đon phát trin.

TP. Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam, với dân số hơn 1,2 triệu người. Những năm qua, TP. Đà Nẵng đã triển khai các chương trình, hướng đến bảo đảm an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân như chương trình "5 không": không có người đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có tệ nạn ma túy, không có giết người cướp của”; Chương trình “Thành phố 3 có: có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa văn minh đô thị”; Đề án thực hiện chương trình “Thành phố 4 an: an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, an sinh xã hội” và Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”. Các chương trình, đề án trên đã được người dân đồng tình, ủng hộ, góp phần xây dựng TP. Đà Nẵng ngày càng văn minh, hiện đại và phát triển, xứng đáng là “thành phố đáng sống”.

Tuy nhiên, TP. Đà Nẵng cũng đang đối diện với một số thách thức, trong đó vấn đề đảm bảo ANNN.

Nguồn nước TP. Đà Nẵng phần lớn phụ thuộc nhiều vào lượng nước sản sinh từ các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Thực tế cho thấy, vấn đề ANNN của TP. Đà Nẵng đang có sự gia tăng nhu cầu và xung đột giữa các ngành sử dụng nước như: thủy điện, cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, cấp nước, nông nghiệp, thủy sản, giao thông, môi trường; xung đội giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ nguồn nước; xung đột giữa phát triển rừng kinh tế với bảo đảm duy trì diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để phát triển nguồn nước. Những rủi ro liên quan đến nước từ hệ thống thủy điện trên thượng nguồn, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hoạt động khai thác cát sông, rủi ro mất an toàn đập, hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu và sự gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước. Đó là những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân và sự phát triển bền vững của thành phố.

Trước hết, do sự phụ thuộc vào nguồn nước từ các địa phương phía thượng nguồn nên hằng năm Đà Nẵng thường phải chịu lũ lụt vào mùa mưa. Đối với các trận lũ lớn, lũ đặc biệt lớn, các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn hiện nay không có khả năng cắt giảm lũ, mà ngược lại còn phải xả lũ đột ngột, biên độ lũ, cường độ lũ, cả về lưu lượng và mực nước tăng quá nhanh gây thiệt hại nặng nề cho hạ du, về tính mạng, đời sống, nhà cửa, tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế, môi trường, xói lở, bồi lấp, cắt chuyển dòng, thay đổi lòng sông…

Thực tế những năm qua đã xảy ra nhiều trường hợp gây ngập lụt, thiệt hại nhà cửa, tài sản, vật nuôi, cây trồng và làm xáo trộn sinh hoạt, đời sống của người dân do tình trạng xả lũ đột ngột của các thủy điện trên thượng du. Thành phố đã nhiều lần kiến nghị, phản ánh và tích cực phối hợp với các địa phương, các ngành để hạn chế tình trạng này nhưng kết quả vẫn còn thấp và nguy cơ mất ANNN do xả lũ vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Nhiễm mặn là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp cho các hoạt động phát triển của Đà Nẵng, đặc biệt là sinh hoạt và đời sống của người dân. Do tác động của thời tiết khô hạn, hoạt động của các nhà máy thủy điện, xâm nhập mặn trên sông Hàn trong giai đoạn 2016-2020 có xu hướng tăng tần suất và cường độ. Hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô thường xuyên xảy ra, có những năm diễn ra gay gắt - nhất là trên sông Cầu Đỏ, nguồn nước sinh hoạt chính của thành phố. Những năm ít nước, trong mùa khô, cả lưu lượng và mực nước trên các sông đều giảm mạnh làm cho hàng hoạt các trạm bơm cấp nước nông nghiệp và cả trạm bơm nước thô phòng mặn cho TP. Đà Nẵng không hoạt động được, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân.

Ô nhiễm nguồn nước cũng là đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng và thách thức đối với ANNN của Đà Nẵng. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, làng nghề, y tế, sân golf, chất thải rắn, nghĩa trang… Đà Nẵng là nơi hạ nguồn nên mức độ ô nhiễm luôn ở mức cao.

Bài toán hài hòa gia phát trin và bo đm an ninh ngun nưc

Hiện nay, nguồn nước TP. Đà Nẵng bị gia tăng ô nhiễm, bởi sự phát triển mạnh các khu công nghiệp, các khu đô thị, đặc biệt 4 sân golf phải thường xuyên sử dụng quá nhiều hóa chất độc hại làm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cách nhà máy nước Cầu Đỏ khoảng 500 mét về phía thượng lưu, Khu công nghiệp Hòa Cầm trung bình mỗi ngày thải khoảng 700-800m3 nước sau xử lý. Chất thải từ hoạt động công nghiệp, vùng hạ lưu sông Cu Đê là lưu vực tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý của các Khu công nghiệp (Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng).

Trong tương lai với sự phát triển Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung, nếu chất lượng nước thải sau xử lý chưa bảo đảm, có nguy cơ gia tăng tải lượng thải vào mùa khô. Nước thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trên lưu vực bao gồm: dệt, may, bao bì giấy, bệnh viện,… và nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước rỉ rác bãi rác Khánh Sơn. Đây là lưu vực đã và đang được các ban, ngành thành phố tập trung giải quyết hạ tầng kỹ thuật đô thị. Nước thải công nghiệp là nguồn thải tác động đến chất lượng nước biển vùng bờ của thành phố. Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng có 29 dự án đang hoạt động (tỷ lệ 96,4%) sản xuất thủy sản với tổng lượng nước thải khoảng 3.000 m3/ngày và khoảng 4.000 - 5.000m3/ngày vào mùa đánh bắt. Các hệ thống xử lý khá cũ, hiện quá tải, thường xuyên thải ra 8 cống thải làm cho khu vực này và Âu thuyền Thọ Quang chịu ảnh hưởng. Nguồn thải này nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước biển, đến an ninh môi trường và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Với tổng dân số vùng đô thị là 994.605 người, nước thải sinh hoạt toàn thành phố ước tính 141.078m3/ngày. Với lưu lượng trên, trường hợp thải ra môi trường chưa qua xử lý sẽ tác động đến môi trường là rất lớn. Đến nay, nước thải sinh hoạt của Thành phố đã được thu gom vào hệ thống thoát nước đô thị, qua 41 trạm bơm và xử lý tập trung tại 5 trạm: Phú Lộc, Hòa Cường, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hoà Xuân với tổng công suất xử lý 167.100m3/ngày, đạt yêu cầu ra môi trường. Chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và tàu thuyền, vùng thượng lưu sông Cu Đê có một số hộ nuôi tôm cũng có ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, mặc dù từ năm 2011 đến nay, diện tích nuôi tôm có xu hướng giảm do năng suất thấp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hệ thống thoát nước thải đô thị của thành phố có tổng chiều dài là 870km, trong đó, khoảng 18,6km kênh hở, còn lại là mương kín. Trên địa bàn vẫn còn nhiều khu vực đang xây dựng hoặc chỉnh trang khu dân cư chưa có hệ thống thoát nước hoặc có nhưng chưa đấu nối vào hệ thống thoát chung để xử lý (chủ yếu ở quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và Liên Chiểu). Chất thải từ hoạt động tàu thuyền, vùng cửa sông Hàn và Âu thuyền Thọ Quang, thường xuyên có khoảng 400 - 500 tàu thuyền neo đậu. Vấn đề chất thải rắn sinh hoạt và nước rửa (có lẫn dầu mỡ, chất hữu cơ) chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây tác động đến nguồn nước mặt, đặc biệt tại cảng cá thuộc Âu thuyền Thọ Quang. Ngoài ra, hoạt động tàu thuyền và giao thông thủy có những tác động đến chất lượng nước biển ven bờ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân, phát triển kinh tế và du lịch trên địa bàn.

Bên cạnh đó những rủi ro, tiềm ẩn thảm họa do mất an toàn hồ đập cũng đang là một vấn đề cần quan tâm đến việc bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân và sự ổn định, phát triển của thành phố. Trên địa bàn TP. Đà Nẵng hiện có 19 hồ chứa thủy lợi, trong đó có 8 hồ chứa lớn và vừa, tổng dung tích 33 triệu m3, cấp nước sinh hoạt 10.000m3/ngày. Đặc điểm của hồ chứa trong thành phố là tuy không lớn nhưng có lượng dân cư rất lớn ở ngay sát hồ chứa (như hồ Đồng Nghệ 150.000 người, hồ Hòa Trung 50.000 người). Đặc biệt khi vỡ đập thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn thì sẽ xảy ra thảm họa cho con người và môi trường, mất ANNN cho gần 2 triệu người ở hạ du về lâu dài và rất khó khắc phục.

Từ những vấn đề nêu trên, nhằm bảo đảm ANNN, góp phần bảo đảm an ninh con người trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cần thực hiện một số nội dung sau đây:

Một là, tổ chức điều chỉnh các qui hoạch liên quan về cấp nước, thu gom, xử lý nguồn nước phù hợp với tình hình hiện tại. Triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030 với các chỉ thị/thông số mới phù hợp với hiện trạng và quy hoạch của Đà Nẵng từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp trong giai đoạn mới.

Hai là, thực hiện có hiệu quả Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và những quy định liên quan, tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế, hành chính theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Ban hành các chương trình, kế hoạch về môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môi trường nước của thành phố.

Ba là, xây dựng được hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ANNN đặc trưng đối với một thành phố môi trường. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin theo hướng thành phố thông minh tận dụng các dữ liệu mở (chủ động) trong đó lấy người dân làm trung tâm.

Bốn là, tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước cao; áp dụng cơ chế thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm; đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra và lực lượng cảnh sát môi trường.

Năm là, đầu tư các nguồn lực tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, chú trong thực hiện công tác xã hội hoá nguồn lực đầu tư cho đảm bảo ANNN.

Sáu là, tăng cường các biện pháp về khoa học, công nghệ trong công tác đảm bảo ANNN; Ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác bảo đảm ANNN.  

Bảy là, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường ANNN. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, ANNN và phát triển bền vững. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong người dân. Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học, hợp lý trong các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về môi trường, thiên nhiên, các công tác làm sạch bãi biển, các điểm đến du lịch… Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình truyền thông, các khóa đào tạo, tập huấn, diễn đàn... về bảo vệ môi trường, bảo vệ và giữ gìn ANNN.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất