Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng

Đó là thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đây là một trong 6 bài học kinh nghiệm được tổng kết từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1975-1995, đồng thời được khẳng định trong Điều lệ Đảng do Đại hội XI của Đảng thông qua.

Ngày 3-2 năm nay, kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đảng, nhìn lại chặng đường vẻ vang bấy nhiêu năm, ta có thể tự hào nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại! Vĩ đại không chỉ vì Đảng đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết tiếp những trang sử chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mà còn vì Đảng đã dám nhìn thẳng sự thật, biết thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, vững vàng bản lĩnh vượt qua những chấn động lịch sử cuối thế kỷ XX. Khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ là khi Đảng vững tay chèo lái trong cơn bão toàn cầu hoá đưa đất nước hội nhập, phát triển, nâng mức sống của nhân dân và nâng tầm Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhưng nhận thức được lời Bác dạy: Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không còn trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân, Hội nghị Trung ương 4 khoá XI nhìn thẳng vào sự thật, nêu rõ những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay, chỉ rõ những thể hiện không còn trong sáng, đã sa vào chủ nghĩa cá nhân nghiêm trọng, đe doạ sự tồn vong của Đảng, đề ra giải pháp khắc phục. Xây dựng Đảng luôn đòi hỏi phải tiến hành cả đổi mới và chỉnh đốn. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng có quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ. Đổi mới là từ bỏ những gì lạc hậu, lỗi thời, kìm hãm, tạo ra những nét mới, tiến bộ, đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển. Chỉnh đốn là loại bỏ thoái hoá, biến chất, hư hỏng, vi phạm, chỉnh lại cho đúng những gì đã bị làm sai lệch. Đổi mới, chỉnh đốn để nâng chất lượng, tầm cao mới, để tồn tại, phát triển. Nội dung đổi mới, chỉnh đốn Đảng cần đồng bộ từ đổi mới tư duy đến tổ chức cán bộ và phương thức lãnh đạo. Căn cứ để đổi mới, chỉnh đốn Đảng là thực tiễn cuộc sống sôi động của Việt Nam và quốc tế được soi sáng bằng Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Liệu Đảng có thể tồn tại và phát triển không cần tự đổi mới, tự chỉnh đốn khi thực tế cuộc sống thay đổi, phát triển từng ngày?

Mục tiêu đổi mới, chỉnh đốn Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phù hợp với yêu cầu khách quan của cách mạng nước ta trong tình hình mới, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, bảo đảm thực hiện có kết quả các nhiệm vụ chính trị do Đại hội XI của Đảng đề ra.

Đảng chỉ giữ vững vai trò lãnh đạo khi trí tuệ của Đảng tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc và ngang tầm thời đại, vững vàng về tư tưởng chính trị, chặt chẽ về tổ chức, trong sạch về phẩm chất đạo đức.

Đảng chỉ giữ vững vai trò lãnh đạo khi Đảng thực sự phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tin theo, chịu sự giám sát của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác.

Thiết thực kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đảng, từng cán bộ, đảng viên nhìn thẳng sự thật, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" với tinh thần đổi mới, chỉnh đốn quyết liệt vì sự tồn vong của Đảng, của chế độ, nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phản hồi (15)

Vũ Mạnh Tiến 23/05/2012

Tôi rất đồng tình với Tạp chí và ý kiến bạn Trịnh Xuân Quảng. Chính cơ chế đẻ ra tiêu cực nên dù có chỉnh đốn bao nhiêu cũng chỉ là phần ngọn. Cần đổi mới tư duy để thay đổi cơ chế, dù ai có muốn cũng không tiêu cực được. Nhưng hình như bây giờ hư hỏng nhiều quá lại chỉ nhấn mạnh chỉnh đốn.

Nguyễn Hải Hồ 24/02/2012

Tôi đồng ý với bạn Quảng. Nhưng bạn hơi thiếu thực tế khi cho rằng "Không cán bộ đảng viên nào không tốt, không giỏi hay hư hỏng mà được đề bạt làm cán bộ'.' Có không ít cán bộ kém tài, thiếu đức nhưng vẫn được đề bạt vì họ chạy giỏi. Điều này đã được Trung ương Đảng nêu rõ. Chính những cán bộ này là những con viruts nguy hiểm lây lan nhiều bệnh dịch. Tôi vẫn cho rẳng không đổi mới tư duy thì không chỉnh đốn được. Đây là 2 mặt của một vấn đề. Tôi đồng ý với Tạp chí.

Trịnh Xuân Quảng 23/02/2012

Phải thường xuyên chỉnh đốn đảng, đó là qui luật vì chẳng có một đảng nào luôn tự trong sạch trong suốt quá trình tồn tại. Mỗi một giai đoạn lịch sử cụ thể sẽ có sự không trong sạch khác nhau vì vậy nội dung chỉnh đốn Đảng cũng phải là cố định. Ở giai đoạn hiện nay, Đảng đã phát hiện sự không trong sạch của mình (suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống... trong một bộ phận không nhỏ cán bộ ở mọi cấp lãnh đạo, làm suy giảm lòng tin của dân với Đảng) và quyết tâm sửa chữa từ sau Đại hội VIII với cuộc vận động " Chính đốn Đảng" do TBT Lê Khả Phiêu phát động. Rồi qua Đại hội IX, X là " Học tập và làm theo... Chủ tịch HCM" . Và bây giờ sang Đại hội XI rồi, vấn đề chỉnh đốn đảng lại thêm bức bách hơn qua Nghị quyết TW 4. Tại sao bao nhiêu năm rồi mà "bệnh suy thoái" không những không giảm mà ngày mỗi nặng nề hơn ? Những "bài thuốc " Đảng đã "bốc" và "điều trị" trong những năm qua là sai ư?. Không. Là đúng, nhưng, theo tôi đó chỉ là thuốc chữa trên ngọn nên bệnh không thể khỏi được. Chúng ta phải thấy rõ điều này: Không cán bộ đảng viên nào không tốt, không giỏi hay hư hỏng mà được đề bạt làm cán bộ. Họ chỉ hư hỏng khi được ngồi vào cái ghế lãnh đạo. Không có chức có quyền thì sao mà tham ô, hối lộ...được! Vậy là do cái gì. Chính là do cơ chế quản lý, giảm sát bộ máy nhà nước của ta kém, tạo môi trường cho bệnh suy thoái (gọi tắt là bệnh suy thoái) phát triển. Bởi cơ chế này, làm cho những ngươi có chức có quyền không muốn hối lộ, cũng phải hối lộ...

1 2 3 4 5

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất