Phát triển đảng viên ở Chi bộ Can Hồ A
Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên cơ sở ở Lào Cai, năm 2014.

Thực hiện Nghị quyết số  ngày 17-8-2012 của Tỉnh uỷ Lào Cai về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ thôn, tổ dân phố, công tác phát triển đảng viên ở đã có những chuyển biến cơ bản từ mỗi chi bộ. Chi bộ 7 thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sa Pa) đã thực hiện nhiều giải pháp để mỗi năm đều có quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng.

Từ  khó khăn

Thôn Can Hồ A có 48 hộ, 289 nhân khẩu với ba dân tộc Dao, Mông, Kinh chung sống.  Trong đó dân tộc Dao chiếm đến 90%. Ở khu vực trung tâm xã Bản Khoang, nhưng cũng là một trong những thôn thuộc diện khó khăn nhất của xã thuộc diện 135. Được thành lập năm 2008, Chi bộ thôn 7 thôn Can Hồ A ngày đó chỉ có 4 đảng viên. Công tác phát triển đảng viên gặp không ít  khó khăn. Đối tượng được kết nạp đảng chủ yếu là lực lượng bộ đội, giáo viên và một số rất ít cán bộ đang công tác trên địa bàn xã. Không ít đảng viên được kết nạp nhưng không phải là người sở tại, do yêu cầu công việc nên sau một thời gian chuyển đi nơi khác. Đồng chí Chảo Duần Phụng, Bí thư chi bộ cho biết: “Kinh tế ở xã chưa phát triển, chưa đa dạng nhiều ngành nghề nên nhiều người nông dân muốn thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp ở thôn bản để tham gia vào các ngành, nghề khác ở xa hơn. Trong đó, thanh niên là đối tượng chủ yếu bị hút bởi việc làm, thu nhập từ các thành phối lớn hơn. Theo đó, nguồn phát triển đảng viên ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa đã khó lại càng bị thu hẹp. Số còn lại, mặc dù mong muốn được vào Đảng, nhưng lại không đáp ứng đủ tiêu chí kết nạp, nhất là trình độ học vấn chưa tốt nghiệp trung học cơ sở…”. Phần lớn đồng bào dân tộc Dao, Mông cư trú trên địa bàn các thôn bản miền núi quen sống du canh, du cư, trình độ dân trí chẳng những thấp mà lý lịch của nhiều người không rõ ràng nên không đủ tiêu chuẩn kết nạp vào Đảng.

Đến giải pháp

Để khắc phục những khó khăn trên, chi bộ đã thực hiện  một số giải pháp sau:

1. Chú trọng tạo nguồn, trọng tâm là hướng vào thanh niên, nông dân, trí thức, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ, dân quân tự vệ, con em các gia đình có công với cách mạng. Họ là những người dân tộc thiểu số, nông dân sinh sống lâu đời trên địa bàn xã. Ông Chảo Duần Phụng cho biết thêm: “Không chỉ nhằm vào những người trẻ tuổi, có những ngừơi tuy tuổi đã cao nhưng là người dân sinh sống lâu đời gắn bó với thôn bản, có uy tín trong dân, tâm huyết với Đảng cũng là một hướng để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Chẳng hạn, trong thôn thôn có đồng chí Chảo Duần Phạn tuy đã 65 tuổi nhưng qua phấn đấu tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, là người sinh ra và lớn lên cùng với mảnh đất này nên trong mọi công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến những đường lối chính sách mới của nhà nước đến bà con trong thôn đều được tín nhiệm rất cao. Đồng chí đã được kết nạp vào Đảng”. Thực tế cũng cho thấy việc quan tâm bồi dưỡng những đối tượng là chính người dân của thôn bản là giải pháp tạo nguồn phát triển đảng một cách bền vững nhất.

2. Phát động những phong trào thi đua yêu nước cụ thể gắn với phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa bàn khu dân cư. Chi bộ coi trọng nâng cao chất lượng đảng viên, củng cố chị bộ trong sạch, vững mạnh gắn với phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ quần chúng nâng cao nhận thức về Đảng  nhất là đối tượng đoàn viên thanh niên trẻ sinh sống trên địa bàn thôn, bản. Phát động phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, đường biên giới, lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Qua đó thu hút quần chúng nhân dân tích cực tham gia, lấy kết quả  làm cơ sở đánh giá, phát hiện những quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng. Tăng cường đưa cán bộ, đảng viên về “cắm bản” công tác, sinh hoạt và thành lập chi bộ ở các thôn, bản chưa có đảng viên đã và đang cho thấy là hướng đi đúng và cần thiết để bổ sung những nhân tố làm hạt nhân gây dựng phong trào và làm công tác phát triển đảng ở cơ sở. Trong năm 2013, có một cán bộ y tế trẻ về thôn làm nhiệm vụ "cắm bản" phát triển đảng.  Đảng viên Nguyễn Thị Kiều Oanh chia sẻ: "Với trách nhiệm đảng viên, tôi đã cùng đảng viên ở thôn tập trung xây dựng phong trào để phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố mới. Đến nay, Chi bộ thôn Can Hồ A đã dần tạo được nguồn kết nạp Đảng, sinh hoạt chi bộ cũng nền nếp hơn". 

3. Cử thanh niên trong diện cảm tình đảng được học các lớp học bổ túc văn hoá, các lớp chính trị nhằm  đáp ứng  tiêu chuẩn kết nạp đảng viên theo đúng quy định. Đồng thời vận dụng linh hoạt tiêu chuẩn về trình độ  theo quy định của Điều lệ Đảng phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương với đặc thì vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Giao nhiệm vụ cho đảng viên chính thức giúp đỡ theo sát các đối tượng cảm tình đảng. Quản lý chặt chẽ hồ sơ lý lịch, tiến hành rà soát xác minh kịp thời hồ sơ lý lịch của quần chúng ưu tú phục vụ cho công tác kết nạp đảng viên. Đảng ủy cơ sở hướng dẫn đầy đủ thủ tục theo đúng quy định.

Kết quả

Nhờ thực hiện nhiều biện pháp, từ năm 2010 cho đến nay, chi bộ mỗi năm kết nạp được 2 đảng viên và giới thiệu từ 2-3 quần chúng ưu tú đi học cảm tình Đảng. Theo đó từ năm 2008 cho đến nay đã kết nạp được 11 đảng viên, chuyển sinh hoạt cho 4 đảng viên, đồng thời cũng đã tách được một chi bộ độc lập cho thôn Can Hồ Mông vào đầu năm 2013 với 3 đảng viên. Hằng năm chi bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.

Quỳnh Hoa

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất