Nguyễn Ái Quốc và con đường đi đến thắng lợi của Đảng

Nguyễn Ái Quốc, ra nước ngoài chỉ với hai bàn tay trắng cùng tinh thần yêu nước, thương dân và với một trí tuệ thiên tài, một nghị lực phi thường, một ý chí quyết tâm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân.

Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình

Nếu tính từ tác phẩm “Đường Kách mệnh” viết năm 1927, lần đầu tiên Hồ Chí Minh bàn về vấn đề tự phê bình và phê bình của người cách mạng cho đến tác phẩm cuối cùng là “Di chúc”, Người đã công bố khoảng 200 bài nói, viết về xây dựng Đảng, trong đó sử dụng 90 lần thuật ngữ tự phê bình và phê bình, 67 lần thuật ngữ phê bình và tự phê bình. Ở Người, tự phê bình và phê bình đã trở thành một phẩm chất trong nhân cách và là một đặc trưng trong phong cách lãnh đạo. Dù ở cương vị lãnh đạo cao nhất, Người vẫn thực hành tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc, nêu tấm gương sáng về đức tính trung thực, thẳng thắn cho cán bộ, đảng viên noi theo. ...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về người cao tuổi Việt Nam

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến người cao tuổi. Trong suốt cuộc đời phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng của mình, dù bận nhiều việc nhưng Người vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc. Những quan điểm nhất quán, có tính hệ thống của Người về vị trí xã hội, vai trò, trách nhiệm của người cao tuổi đối với Tổ quốc luôn đi trước thời đại. Đặc biệt, những tình cảm dành cho người cao tuổi biểu hiện rất đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam - văn hóa Hồ Chí Minh.

Về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4                     /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Hồ Chí Minh là người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta. Trong công tác xây dựng đảng, Người đặc biệt coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân, vừa phát huy sức mạnh của tập thể phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng đã đề ra.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Phụ nữ chiếm một nửa dân số trên thế giới. Lịch sử đã chứng minh phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước kia, phụ nữ ở nhiều quốc gia chủ yếu làm công việc nội trợ. Ngày nay, phụ nữ đã vươn lên về mọi mặt, đóng góp to lớn trên mọi lĩnh vực khoa học và xã hội. Từ năm 1910, thế giới tiến bộ lấy ngày 8-3 là “Ngày Đàn bà và con gái”, sau đổi là “Ngày Phụ nữ Quốc tế”.

Tôi chỉ có một sự ham muốn...

Mùa xuân năm 1962, trước tết Nhâm Dần, Bác muốn thăm những gia đình thật sự còn nghèo túng ở Thủ đô trong dịp giao thừa. Bác thương cảm vô cùng trước số phận người phụ nữ Nguyễn Thị Tín tần tảo đêm 30 Tết phải đi gánh nước thuê để lấy tiền đong gạo. Câu nói của Bác “Nhà cháu mà không đến thì Bác còn đến nhà ai!” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của biết bao người dân Việt Nam về nhân cách của một con người Việt Nam vĩ đại nhất. Bài học sâu sắc nhất Bác để lại là tinh thần “lá lành đùm lá rách”, lớn hơn là trách nhiệm của Chính phủ với nhân dân.

Hồ Chí Minh, mùa xuân và cuộc đời

Phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, văn minh, sánh vai các cường quốc năm châu là hoài bão, là mong mỏi thiết tha của Người, là lời non nước, là tiếng gọi của ngàn xưa và của hôm nay, là tiếng gọi của mùa xuân, là tiếng kèn giục ta tiến bước!

Ngày xuân thấm thía lời Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

Ngày nay, đất nước đã im tiếng súng song chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”  vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục được phát huy. Độc lập, tự do hiện nay là phải làm sao để đất nước vừa mở rộng hợp tác quốc tế nhưng vừa giữ vững được quyền tự chủ về kinh tế, về chính trị, không bị lệ thuộc vào nước ngoài, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và tự do, dân chủ, hạnh phúc cho mỗi người dân.

Mới nhất

Xem nhiều nhất